2.3.4.1. Từ phía khách hàng
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại
quốc tế, xuất nhập khẩu, song phần lớn là các công ty quy mô nhỏ, cán bộ thu mua thường kiêm nhiều vai trò mà kiến thức về TTQT, thương mại quốc tế rất hạn chế. Doanh nghiệp nhiều khi phải chấp nhận những điều khoản bất lợi trong hợp đồng ngoại thương để đạt được lợi ích kinh tế trước mắt và giữ mối làm ăn. Trong thanh toán, khi nhận được thơng báo bộ chứng từ sai sót, bất đồng, doanh nghiệp do khơng hiểu rõ bàn chất sai sót, những quy tắc và tập quán thương mại quốc tế, hệ lụy liên quan đến hàng hóa và thủ tục hải quan mà cho qua. Ngồi ra, do điều kiện về tài chính, doanh nghiệp chưa có sự tham vấn, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với ngân hàng và các chuyên gia
trong lĩnh vực ngoại thương, thường thua thiệt khi giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đây
là những yếu tố gây khó khăn cho ngân hàng khi muốn tiếp cận, giúp đỡ doanh nghiệp về tài chính, uy tín hay về sự tư vấn.
2.3.4.2. Từ phía cơ quan quản lý Thứ nhất, về chính sách tỷ giá
Năm 2014 - 2015, trong khi tỷ giá USD trên thị trường liên tục leo thang thì NHNN Việt Nam vẫn neo giữ tỷ giá ở mức thấp, không phản ánh đúng xu thế biến động
thị trường, khiến cho việc tiếp cận nguồn USD của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Từ ngày 04/01/2016, NHNN đã chính thức điều hành tỷ giá theo cơ chế mới - tỷ giá trung tâm cập nhật từng ngày linh hoạt hơn trước. Tuy nhiên, đến nay chính sách tỷ
giá vẫn là bài tốn khó, địi hỏi NHNN phải tích cực, chủ động điều hành, sát sao diễn biến thị trường hơn nữa.
Thứ hai, về công tác cung cấp thông tin
Hoạt động TTTM của ngân hàng gắn liền với nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hộihội do vậy nó chịu sự chi phối rất lớn của các quy luật thị trường, hệ thống pháp luật và các cơ chế quản lý kinh tế quốc gia, địi hỏi về thơng tin tổng hợp rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN, Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Cơng thương cung cấp số liệu đơi khi chưa có tính
cập nhật, thiếu đầy đủ và chính xác, đồng thời do yếu tố cạnh tranh nên sự phối hợp thơng tin giữa các NHTM cịn chưa chặt chẽ.
2.3.4.3. Từ môi trường thế giới
Trong những năm qua, thế giới luôn chứng kiến nhiều biến động, khủng hoảng về kinh tế, chính trị, bạo động ở các nước Trung Đông, châu Phi và nay đã lan đến cả châu Âu. Điều này khiến việc vận chuyển hàng hóa qua một số quốc gia bị hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại quốc tế, qua đó tác động đến hoạt động TTTMQT của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở những lý thuyết ở Chương 1, cùng với hệ thống tư liệu, số liệu được cung cấp, Chương 2 khóa luận đã phân tích thực trạng hoạt động TTTMQT của BIDV trong giai đoạn 2014 - 2016 với những nội dung chính như sau:
Thứ nhất, khái quát về quá trình hình thành, phát triển và tình hình kinh doanh
chung của BIDV.
Thứ hai, thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
Thứ ba, đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, rút ra những kết quả và hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Căn cứ vào những phân tích đó, Chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả, mở rộng hoạt động TTTMQT đối với BIDV.
CHƯƠNG 3.
ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam giai đoạn 2017 — 2020 Nam giai đoạn 2017 — 2020
3.1.1.1. Tập trung triển khai Đề án tăng cường năng lực tài chính tồn diện trong đó thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ từ các kênh nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tài chính, phát hành riêng lẻ, phương án ESOP và nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu tăng vốn có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu. Đồng thời thực hiện các giải pháp nội tại để nâng cao năng lực tài chính thơng qua cơ cấu lại danh mục tài sản, tăng cường thoái vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh...
3.1.1.2. Xây dựng Kế hoạch kinh doanh gắn với Phương án Tái cơ cấu BIDVgiai đoạn 2, đảm bảo phát triển, an toàn, bền vững, đảm bảo khả năng cạnh tranh, từng bước hội
nhập kinh tế quốc tế.
3.1.1.3. Tăng trưởng tín dụng an tồn, bền vững, có hiệu quả, ưu tiên đẩy mạnh tín
dụng
bán lẻ, KHDN nhỏ và vừa, KHDN có vốn đầu tư nước ngồi có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh; bên cạnh đó giữ ổn định nền khách hàng bán buôn truyền thống, từng
bước gia tăng thị phần đối với các khách hàng tốt.
3.1.1.4. Tăng cường tính chủ động và phối hợp trong cơng tác quản lý danh mục tín dụng, quyết liệt kiểm sốt chất lượng tín dụng, cải thiện chất lượng tài sản: cơ cấu
danh
mục theo hướng giảm dần mức độ tập trung vào một/một số khách hàng/ngành nghề đặc
biệt là các ngành hạn chế cấp tín dụng, tiềm ẩn rủi ro cao; Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đồng thời tăng trưởng tín dụng trung dài hạn có kiểm sốt.
3.1.1.5. Điều hành cân đối vốn đảm bảo hài hịa 3 mục tiêu “an tồn - hiệu quả - quy mô”: Tập trung cơ cấu huy động vốn sử dụng vốn theo kỳ hạn/đối tượng/sản phẩm
nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tính bền vững.
3.1.1.6. Tăng cường các nguồn thu và tiết kiệm chi phí để gia tăng thu nhập: Đẩy mạnh
các nguồn thu phi lãi nhằm cải thiện cơ cấu thu nhập ròng, quyết liệt triển khai và tạo áp lực mạnh trong việc thu hồi nợ xấu. Tiếp tục chuẩn hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng suất và hiệu quả xử lý công việc; thực hành các chính sách tiết kiệm chi phí, chống
lãng phí; đẩy mạnh việc xử lý giao diện số hóa giữa khách hàng với ngân hàng và trong nội bộ ngân hàng.
3.1.1.7. Tạo bước đột phá trong hoạt động bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn thu dịch vụ:
(i) Tích cực cải tiến chất lượng dịch vụ mạnh mẽ theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ hoạt động bán lẻ;
(ii) Định hướng xây dựng sản phẩm, gói sản phẩm phù hợp với từng khu vực, từng phân khúc khách hàng, đẩy mạnh bán hàng theo chuỗi liên kết, tăng cường hoạt động bán chéo, thay đổi căn bản phương pháp bán hàng hướng đến tổng thể lợi ích;
(iii) Đẩy mạnh các giải pháp ngân hàng điện tử như một kênh phân phối thay thế và giải pháp tài chính hiện đại.
3.1.1.8. Củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh truyền thống và hiện đại:
Tập trung củng cố, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới kinh doanh truyền thống đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả gắn với đổi mới phương thức quản lý; tạo cơ chế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển các PGD bán lẻ, PGD quy mô lớn trong hệ thống; chú trọng thành lập các PGD tại các địa bàn thuộc khu vực nơng nghiệp nơng thơn có tiềm năng phát triển.
3.1.1.9. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ
sở
tập trung triển khai đúng lộ trình các dự án nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng, các dự án CNTT trọng điểm như dự án ngân hàng lõi Corebanking, dự án khởi tạo khoản vay LOS, Basel II...; tiếp tục kiện toàn chức năng kiểm tra, kiểm tốn, giám sát theo thơng lệ quốc tế tốt nhất.
3.1.1.10. Triển khai chiến lược phát triển thương hiệu, gia tăng hình ảnh, uy tín và thương hiệu của BIDV trong và ngoài nước.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.2.1. Định hướng trong ngắn hạn
Năm 2017, BIDV đưa ra kế hoạch doanh số thanh toán XNK đạt 40 tỷ USD, tương đương mức tăng 85% so với năm 2016. Ve khả năng chiếm lĩnh thị trường, BIDV đặt mục tiêu thị phần đạt 10%, tiếp tục duy trì vị thế đứng thứ ba trên thị trường, đồng thời gia tăng thị phần tiến tới gần mức thị phần của ngân hàng đứng thứ nhất, thứ hai và thay
đổi các thứ hạng này trong giai đoạn 2017 - 2020.
3.1.2.2. Định hướng trong dài hạn
Căn cứ trên mục tiêu phát triển, BIDV đã đề ra phương hướng phát triển hoạt động TTTMQT trong những năm tới những năm tới như sau:
(i) Nâng cao chất lượng các hình thức TTTMQT, chú trọng phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ đảm bảo cạnh tranh về mức phí, lãi suất chiết khấu so với các ngân hàng cùng thị trường. Trong thời gian tới, các gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng XNK vẫn là chính sách khách hàng trọng tâm của BIDV.
(ii) Đa dạng hóa các hình thức TTTMQT, ngồi các hình thức tài trợ truyền thống, tăng cường đưa vào thực tiễn các hình thức tài trợ Bao thanh toán Forfaiting, Factoring. Chủ động giới thiệu các loại hình dịch vụ TTTMQT mới đến với khách hàng.
Ngân hàng tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm TTTM mới, khu biệt từng phân khúc khách hàng để chăm sóc tốt hơn, phát triển sản phẩm theo đặc thù từng khách hàng, đẩy
mạnh công tác hỗ trợ khách hàng thâm nhập thị trường tiềm năng, triển khai đối với các
thị trường BIDV có lợi thế gồm Nga, Myanmar, Đài Loan..., từ đó tăng cường chiếm thị phần phục vụ các doanh nghiệp XNK.
Tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hàng xuất khẩu, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa tài trợ cho nhập khẩu và tài trợ cho xuất khẩu. (iii) Hồn thiện các quy trình, quy chế về TTTMQT, bảo đảm nguyên tắc đơn
giản
về thủ tục, chặt chẽ về pháp lý. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tại chỗ và từ xa. Xây dựng hệ thống thơng tin để phục vụ cơng tác dự báo, phịng ngừa rủi ro trong hoạt động TTTMQT.
(iv) Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ làm công việc TTTMQT và cho các phịng ban có liên quan (bộ phận tín dụng, bộ phận thẩm định...), đảm bảo trình độ ngang bằng với trình độ cán bộ tại vị trí tương đương của các ngân hàng lớn khác trong nước và các ngân hàng nước ngoài.
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tạiNgân Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam3.2.1.1. Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính 3.2.1.1. Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính
Như đã phân tích, một năng lực tài chính mạnh là điều kiện quan trọng để ngân hàng tham gia tài trợ TMQT. Ngân hàng cần nâng cao năng lực tài chính bằng cách gia tăng quy mơ vốn tự có thơng qua các kênh: thứ nhất là sử dụng lợi nhuận giữ lại làm nguồn bổ sung vốn cơ bản, thứ hai là từ nguồn thu bên ngoài như phát hành cổ phiếu thường, bán cổ phiếu ưu đãi, phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu, phát hành các chứng khoán nợ dài hạn.
Đặc biệt, đối với tài trợ XNK, nguồn vốn ngoại tệ mà nhất là các ngoại tệ mạnh, được sử dụng phổ biến như USD, EURO, JPY, CNY. có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới, BIDV cần tăng cường thực hiện các biện pháp, kế hoạch nhằm mở rộng và thu hút nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, ví dụ như:
• Mở rộng mạng lưới dịch vụ thu đổi ngoại tệ và séc du lịch;
• Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp thanh tốn tiền qua tài khoản mở tại BIDV bằng cách đề xuất giảm phí dịch vụ, lãi suất tài trợ ưu đãi, dịch vụ tư vấn trọn gói;
• Mở rộng và khuyến khích các hình thức mở tài khoản cá nhân, đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế, rút tiền tự động qua ATM nhằm thu hút thêm các nguồn
vốn trong dân cư.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ TTTM
Trụ sở chính và TTTNTTTM cần tiếp tục làm việc, tìm hiều nhu cầu các đối tượng khách hàng để tiếp thị, phát triển việc cung cấp sản phẩm dịch vụ TTTM và BLQT, hồn
tất cơ chế, chính sách giá phí với mức phí cạnh tranh và phù hợp, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh, tác nghiệp chủ động trong việc chào giá, bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần tìm hiều biểu phí và sản phẩm của một số ngân hàng đang chiếm thị phần lớn về TTTM và TTQT nhằm có các phân tích, so sánh điểm mạnh về kênh thanh tốn, về phí và dịch vụ thanh tốn của BIDV so với các ngân hàng khác để phát triển, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, đồng thời giúp cán bộ Chi nhánh có cơ sở để tiếp thị khách hàng.
Ví dụ, đối với hoạt động bao thanh tốn xuất khẩu, BIDV có thể đánh giá, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng có giao dịch bao thanh tốn thực hiện tương đối đều như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank để thúc đẩy triển khai sản phẩm bao thanh toán tại BIDV.
Đối với các doanh nghiệp FDI, Trụ sở chính cần có cơ chế hỗ trợ chi nhánh khai thác các khách hàng tiềm năng này, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị: phát triển
sản phẩm - bán hàng - tác nghiệp để có thể xây dựng giải pháp tổng thể gồm các chính sách, sản phẩm và quy trình mang tính đặc thù, tạo sự ưu đãi, khác biệt. Cụ thể:
• Thiết kế các sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với chất lượng cao (thời gian giải quyết nhanh chóng, chính xác, đơn giản hóa tối đa quy trình, giảm bớt thủ tục, biểu mẫu), nghiên cứu theo hướng ký kết các thỏa thuận cung cấp dịch vụ riêng, giúp đội ngũ bán hàng tại Chi nhánh cũng như doanh nghiệp dễ tiếp cận và sử dụng.
• Xây dựng chính sách phí và gói tín dụng riêng biệt, cơ chế tỷ giá cạnh tranh hơn nữa trong thời gian tới cho đối tượng khách hàng FDI.
• Hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ cùng các chi nhánh để tiếp cận, tạo uy tín và mời các khách hàng doanh nghiệp FDI về sử dụng dịch vụ TTTM tại BIDV.
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ TTTMQT
Trên cơ sở hoạt động nghiên cứu thị trường và đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng, BIDV cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển các dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đa dạng hóa các dịch vụ TTTM có chiều sâu để có thể cạnh tranh được với các NHTM trong nước cũng như ngân hàng nước
ngồi. Mặt khác, khơng ngừng nâng cao chất lượng giao dịch, cung cấp sản phẩm, dịch vụ TTTM để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2.1.4. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng
Bên cạnh đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ có tính năng vượt trội, BIDV cần có biện pháp đẩy mạnh quảng bá đến chi nhánh, khách hàng như thường xuyên tổ chức