Định hƣớng, mục tiêu công tác thanh tra,kiểm tra thuế tại huyện Vị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng, mục tiêu công tác thanh tra,kiểm tra thuế tại huyện Vị

4.1. Định hƣớng, mục tiêu công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại huyện VịXuyên Xuyên

Theo đề án đổi mới và tăng cƣờng năng lực công tác thanh tra, kiểm tra ngƣời nộp thuế giai đoạn 2011 – 2020, toàn ngành thuế đề ra mục tiêu: “ đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả” và “ áp dụng hiệu quả các kỹ năng thanh tra, kiểm tra…” Mục tiêu định lƣợng cụ thể giai đoạn 2016 – 2020 là: “ Tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra trên tổng số NNT do cơ quan thuế quản lý đạt tối thiểu 30%; tỷ lệ NNT đƣợc lựa chọn kiểm tra qua phần mềm phân tích rủi ro của cơ quan thuế đạt tối thiểu 95%: tỷ lệ trƣờng hợp kiểm tra phát hiện có sai phạm tối thiểu 90%; tỷ lệ số thuế điều chỉnh giảm sau khiếu nại không quá 3% so với số thuế thu theo quyết định”

Qua đó, có thể nhận định rằng một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kiểm tra thuế đã đƣợc đƣợc đề cao là tính hiệu quả. Tính hiệu quả cũng đƣợc lƣợng hóa trong Đề án cụ thể thơng qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra trên tổng số NNT do cơ quan thuế quản lý, tỷ lệ trƣờng hợp kiểm tra phát hiện có sai phạm. Đề án cũng đã nhấn mạnh vào giải pháp phân tích rủi ro nhƣ một phƣơng thức để đạt đƣợc tính hiệu quả trong kiểm tra thuế thời gian tới.

Tuy nhiên, nghiên cứu tổng thể Đề án chƣa cụ thể hóa tính hiệu quả của kiểm tra thuế bằng các chỉ tiêu định lƣợng và định tính cụ thể nên khó xác định đƣợc mục tiêu cụ thể. Đồng thời, đề án cũng chƣa đƣa ra các yêu cầu nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế trong thời gian tới.

Theo tác giả, kiểm tra thuế phải đạt đƣợc hiệu quả với mục tiêu: hạn chế trốn, tránh, gian lận thuế, truy thu đủ số thuế trốn, thuế thiếu vào NSNN, giảm

chi phí quản lý cho ngành thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thu thuế là cơ sở thúc đẩy hiện đại hóa và cải cách hành chính thuế, đồng thời giảm phiền hà cho NNT, và giảm chi phí tuân thủ của NNT, khuyến khích NNT tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Nếu không nâng cao đƣợc hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế thì mục tiêu của kiểm tra thuế sẽ khơng đạt đƣợc.

Do đó, theo quan điểm của tác giả, để đạt đƣợc hiệu quả, kiểm tra thuế phải đạt đƣợc các yêu cầu về mặt định lƣợng và định tính sau:

Về mặt định lượng

- Tăng tỷ lệ NNT đƣợc kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động đạt tỷ lên từ 30% trở lên

- Tăng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lƣợng NNT đƣợc kiểm tra

- Tăng số thuế truy thu bình quân; đảm bảo số thuế truy thu bình quân năm sau cao hơn năm trƣớc

- Giảm tỷ lệ nợ đọng sau kiểm tra xuống qua các năm - Giảm thời gian kiểm tra bình qn một NNT

- Tăng tỷ lệ hồn thành kế hoạch về thời gian kiểm tra

- Phát hiện đƣợc nhiều hành vi vi phạm ở các dạng khác nhau của NNT qua kiểm tra

- Mức độ tuân thủ các quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra của NNT tốt hơn sau kiểm tra. Sự biến chuyển ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT tốt hơn trƣớc khi kiểm tra

- Xu hƣớng thay đổi các hành vi sau kiểm tra: Giảm các hành vi vi phạm sau kiểm tra của NNT; Giảm NNT tái phạm sau kiểm tra; NNT chấp hành tốt chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ sau kiểm tra.

- Nâng cao mức độ hài lịng của NNT đối với cơng tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế

Mục tiêu cao nhất của quản ký thuế nói chung và kiểm tra thuế nói riêng là đảm bảo thực hiện nghiêm túc các Luật thuế, thúc đẩy thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, nâng cao tính tự giác tn thủ của NNT, vì u cầu này phản ánh đầy đủ và tồn diện nhất mục tiêu cần đạt đƣợc của quản lý thuế. Do vậy, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế phải hƣớng tới thực hiện tốt yêu cầu nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT. Tính tự giác tn thủ của NNT có tác động tích cực với hệ thống quản lý thuế, là tiền đề tinh giản bộ máy quản lý thu thuế, giảm chi phí quản lý thu thuế…

Kiểm tra thuế phải hƣớng tới việc tăng cƣờng thời gian kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, giảm thời giam kiểm tra trực tiếp tại trụ sở cơ quan của NNT, giảm thiểu phiền hà cho NNT. Đồng thời, cần cải tiến quy trình, thủ tục tiến hành kiểm tra thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tuân thủ các kết luận kiểm tra. Yêu cầu này xuất phát từ việc phải giải quyết mâu thuẫn giữa đòi hỏi phải tăng cƣờng kiểm tra, nâng cao khả năng phát hiện gian lận, trốn thuế với việc phải khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Muốn vậy, việc kiểm tra phải công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, thủ tục kiểm tra phải đơn giản…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 76 - 78)