Đổi mối và tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra người nộp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 78 - 82)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,kiểm tra thuế

4.2.1. Đổi mối và tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra người nộp

Chất lƣợng kiểm tra thuế luôn đi đôi với hiệu quả kiểm tra thuế. Nếu kiểm tra thuế có chất lƣợng thì cũng đồng thời đem lại hiệu quả kiểm tra thuế cao và ngƣợc lại. Do đó, theo tác giả, để nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế, thời gian tới Chi cục Thuế cần tập trung nâng cao chất lƣợng kiểm tra thuế trên một số mặt:

Áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế

Thực tế cho thấy việc áp dụng kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế là cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp với xu hƣớng quản lý

thuế hiện đại trên thế giới và trong khu vực, đem lại hiệu quả cao. Thơng qua phân tích rủi ro, Chi cục Thuế lựa chọn đƣợc NNT có rủi ro cao cần kiểm tra, có tác dụng đem về cho NSNN số thuế truy thu lớn đồng thời nâng cao khả năng phát hiện gian lận, trốn thuế

Xác định quản lý thuế theo rủi ro đƣợc coi là khâu mũi nhón trong kiểm tra thuế, Chi cục Thuế cần thực hiện tích cực các biện pháp sau:

Một là, Chi cục thuế cần nghiên cứu để tiếp tục hồn thiện bộ tiêu chí

phân tích rủi ro trong tất cả các khâu của công tác kiểm tra, từ lập kế hoạch, lựa chọn các trƣờng hợp, xác định phạm vi và tổ chức kiểm tra, giám sát sau kiểm tra. Cụ thể là: lựa chọn đúng NNT cần kiểm tra, nội dung và phạm vi kiểm tra dựa trên phân tích rủi ro thay thế cho phƣơng pháp thủ công, truyền thống chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hiện tại; xây dựng các mơ hình phân tích rủi ro theo các lại hình daonh nghiệp: nhỏ, vừa… theo lĩnh vực kinh doanh.

Việc áp dụng phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế thực hiện qua việc tính điểm đối với từng loại hình doanh nghiệp, từng tiêu thức khác nhau, sau đó tổng hợp điểm số lại. Tuy nhiên, trong dài hạn, Chi cục Thuế cần xây dựng mơ hình phân tích rủi ro riêng trong kiểm tra thuế đối với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, từng sắc thuế để phù hợp với tính chất chuyên sâu của các nhóm cơng chức kiểm tra.

Hai là, lựa chọn, hồn thiện các tiêu chí để phân tích, nhận dạng rủi ro

về thuế phục vụ cho công tác kiểm tra thuế.

Với điều kiện hạn chế về nguồn dữ liệu phân tích, sự hỗ trợ của phần mềm và trình độ của cơng chức kiểm tra hiện nay, các tiêu thức đánh giá cần đƣợc sử dụng kết hợp với nhau, qua đó nhận định rủi ro kiểm tra thuế đƣợc chính xác hơn.

Khi thực hiện chấm điểm rủi ro theo các tiêu chỉ để lựa chọn doanh nghiệp đƣa vào kế hoạch kiểm tra, cần đánh trọng số theo mức độ trọng yếu,

ảnh hƣởng trực tiếp đến mực tiêu của kiểm tra thuế. Theo đó, các nhóm chỉ tiêu đƣợc đánh trọng số từ cao đến thấp. Chi cục Thuế căn cứ vào tình hình đặc điểm NNT, căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu kiểm tra hàng năm để tiến hành đánh giá trọng số theo nguyên tắc: xác định những tiêu chí quan trọng, có ảnh hƣởng đến rủi ro đánh trọng số cao; các tiêu chí khơng quan trọng, ảnh hƣởng khơng lớn đến rủi ro đánh trọng số thấp. Ví dụ: các tiêu chí so sánh biến động của tỷ lệ thuế TNDN phát sinh/ doanh thu, tỷ lệ giá vốn/ doanh thu là hai tiêu chí quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến số thuế phải nộp đánh trọng số là 2, các tiêu chí cịn lại đánh trọng số là 1

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của công tác kiểm tra và kết quả phân ngƣỡng rủi ro, danh sách NNT, Chi cục Thuế có thể lựa chọn NNT đƣa vào kế hoạch kiểm tra theo hƣớng lựa chọn NNT trong vùng rủi ro từ cao đến vừa:

- Lựa chọn 80 – 90% số lƣợng NNT đƣa vào kế hoạch kiểm tra là những NNT có rủi ro cao nhất ( có thể lựa chọn theo ngành, lĩnh vực cần kiểm tra)

- Lựa chọn 10 – 20 % số lƣợng NNT đƣa vào kế hoạch kiểm tra là những NNT có rủi ro cao nhất của phân ngƣỡng rủi ro vừa ( có thể lựa chọn theo ngành, lĩnh vực cần kiểm tra)

- Lựa chọn 5 – 10% lựa chọn ngẫu nhiên trong phạm vi các doanh nghiệp khơng có đủ dữ liệu để đánh giá nhƣ: kinh doanh lỗ hoặc theo ngành nghề…

Hàng năm, sau khi có kết quả kiểm tra Chi cục Thuế sẽ tiến hành đối chiếu với kết quả đã phân tích dự báo trƣớc đó. Sau đó tiếp tục điều chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp để ngày càng phát hiện đúng các đối tƣợng có rủi ro cao về thuế. Kế hoạch kiểm tra cần đƣợc xây dựng mang tính chính xác cao nhằm đảm bảo rằng những đối tƣợng không chấp hành tốt các nghĩa vụ và quy định cụ thể về pháp luật thuế sẽ bị kiểm tra. Và những đối tƣợng chấp hành tốt sẽ đƣợc tạo điều kiện để thực hiện nghĩa vụ thuế, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt và bình đẳng.

Ba là, áp dụng hệ thống chấm điểm tự động: Chi cục Thuế kiến nghị với

Cục thuế xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ phân tích rủi ro để đảm bảo q trình phân tích rủi ro đƣợc chun mơn hóa, dễ thực hiện và chi phí thấp. Và hệ thống này đƣợc gọi là hệ thống xếp hạng rủi ro tự động. Dữ liệu đầu vào của hệ thống này là các thông tin kê khai trên các tờ khai thuế, lịch sử hoạt động của NNT và các báo cáo tài chính của NNT và thơng tin của bên thứ ba. Hệ thống đƣợc thực hiện tự động nhờ ứng dụng tin học chấm điểm tự động cho đối tƣợng dựa trên việc gắn điểm theo từng tiêu chí, đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu bình quan của ngành. Trên cơ sở đó, cơng chức kiểm tra thuế sẽ lựa chọn hình thức kiểm tra cụ thể nhƣ kiểm tra tại bàn (tại trụ sở cơ quan thuế) đối với các trƣờng hợp đơn giản, kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các trƣờng hợp phức tạp hơn và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, hoặc ấn định số thuế phải nộp với NNT quy mô vừa nhỏ, siêu nhỏ.

Về phân loại NNT để có chiến lược xử lý rủi ro cụ thể

Việc kiểm tra thuế để phân loại NNT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kiểm tra thuế vì quan phân loại NNT, kiểm tra thuế có thể để ra những biện pháp kiểm tra phù hợp đối với từng loại hình NNT, phân bổ nguồn lực kiểm tra vào những NNT có rủi ro lớn nhất.

Qua các tiêu chí phân loại rủi ro đã đề cập ở trên, Chi cục Thuế có thể phân loại NNT theo điểm rủi ro: thấp, vừa và cao

NNT có điểm rủi ro thấp: là những NNT thực tế có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, có lịch sử tn thủ pháp luật thuế tốt. Đối với những NNT có điểm rủi ro thấp kiến nghị Chi cục Thuế khơng tiến hành kiểm tra, khuyến khích và tơn trọng NNT nâng cao hơn nữa mức độ tín nhiệm của mình.

NNT có điểm rủi ro vừa: là những NNT thực tế có tình hình sản xuất kinh doanh có mức độ ổn định khơng cao, tình hình tài chính khơng thực sự lành mạnh, đã có lịch sử vi phạm pháp luật thuế.

NNT có điểm rủi ro cao: là những NNT thực tế có kết quả sản xuất kinh doanh đột biến, tình hình tài chính khơng lành mạnh, có lịch sử tn thủ khơng tốt, tiềm ẩn nhiều dấu hiệu gian lận thuế, có khả năng truy thu thuế cao. Chi cục thuế tập trung kiểm tra những NNT có điểm rủi ro cao và một tỷ lệ NNT có điểm rủi ro vừa. Trong những NNT có điểm rủi ro cao và vừa: cần phân loại thành 2 nhóm chính để có chiến lƣợc xử lý cụ thể:

Thứ nhất, đối với nhóm NNT cố ý gian lận, trốn – tránh thuế: Chi cục

Thuế cần phải sử dụng biện pháp kiểm sốt mang tính áp đặt và hành động, tăng cƣờng kiểm tra NNT có dấu hiệu gian lận thuế lớn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thu lớn cho NSNN để xử lý nghiêm minh nhằm tăng thu cho NSNN, nâng cao tính răn đe, phịng ngừa làm gƣơng cho các NNT khác; cần tiến hành kiểm tra chi tiết, thƣờng xuyên, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để phát hiện, xử lý và ngăn ngừa vi phạm.

Thứ hai, đối với nhóm NNT khơng cố ý gian lận, vi phạm do thiếu hiểu

biết về pháp luật: Chi cục Thuế cần chấn chỉnh kịp thời sai phạm của NNT, thơng báo cho NNT biết các thiệt hại có thể xảy ra để NNT tự chủ động kiểm tra và điều chỉnh. Thực tế cho thấy không phải bất cứ sai sót nào của NNT gây ra đều là cố ý mà phần lớn các sai sót này là lỗi vơ ý. Vì vậy, NNT cần đƣợc sự trợ giúp từ phía Chi cục Thuế trong việc hƣớng dẫn, tuyên truyền để họ rút kinh nghiệp nhằm tuân thủ tốt hơn.

Việc phân loại NNT theo mức độ rủi ro nhƣ vậy vừa đảm bảo cơng tác kiểm tra đạt đƣợc tính chun sâu, hiệu quả, vừa động viên, khuyến khích NNT thực hiện tốt chính sách thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 78 - 82)