Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các cơ quan, tổ chức liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH agribank chi nhánh tây đô khoá luận tốt nghiệp 669 (Trang 79 - 81)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các cơ quan, tổ chức liên quan

3.3.1.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Để góp phần cải tiến chất lượng hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thẩm định TSBĐ nói riêng, Chính phủ nên đề ra thêm những chủ

trương cụ thể về các thể chế pháp lý, các quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngành. Trước hết, việc giải quyết các thủ tục pháp lý đang là vấn đề nan giải trong hoạt động tín dụng tại NHTM. Chính phủ thực sự cần xem xét sửa đổi, bổ sung để các NHTM áp dụng tối ưu nhất, giảm thiểu tối đa sai sót. Tiếp đến là, nền kinh tế đang dần bước vào giai đoạn tự động hóa cơng nghệ cao, vì vậy việc ứng dụng các chương trình số hóa là vơ cùng cần thiết. Chính phủ cần tập trung đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới số hóa phân cấp, đặc biệt là đối với các khu vực có tình hình kinh tế tiềm năng nhằm đáp ứng nhu cầu của vùng kinh tế đó. Chính phủ cần đưa ra những chỉ đạo cụ thể để các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành các thể chế, quy định bắt buộc về cơng tác kế tốn, kiểm tốn, đảm bảo an tồn vay vốn tín dụng cho ngân hàng. Điều này đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay vốn tại ngân hàng và đặc biệt hơn là cho công tác thẩm định giá trị của TSBĐ. Đối với những doanh nghiệp thể hiện KQHĐKD kém thì cần Chính phủ phải có những phương án thích hợp như giải thể hoặc sát nhập để tránh làm hao hụt nguồn vốn.

Các chương trình ký kết các hiệp định thương mại như EVFTA, Basel II,... nhằm kết hợp phát triển kinh tế với quốc tế là vô cùng hiệu quả. Các hiệp định này tạo điều kiện cho các NHTM có thêm nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, khơng phải NHTM nào cũng có thể áp dụng được các yêu cầu của các hiệp định. Vì vậy, Chính phủ nên có những đề xuất nhằm bảo trợ, giúp đỡ các NHTM trong nước để có thể cạnh tranh cơng bằng trên thị trường kinh tế.

Ngoài ra, các quyết định về giải quyết thị trường mua bán nợ, công tác xử lý nợ xấu cần được hoàn thiện hơn nữa. NHTM cần được hỗ trợ xử lý nợ liên quan đến pháp luật. Việc này cần được ban hành thông qua các quy định, thông tư hướng dẫn để bảo về quyền lợi của NHTM.

3.3.1.2. Kiến nghị với NHNN và các cơ quan, tổ chức liên quan

Trước hết là Ngân hàng Nhà nước phải đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng và hồn thiện các khung pháp lý, tạo mơi trường tín dụng bảo đảm, an tồn cho các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng hành lang pháp lý, các Nghị định, thông tư là hoàn toàn cần thiết. NHNN cần đưa ra những hướng dẫn chi tiết về luật ngân hàng tạo điều kiện cho các công tác nghiệp vụ của Ngân hàng.

Nghĩa vụ và quyền hạn của CBTD cần phải có những quy định rõ ràng, mà đặc biệt là CBTĐ nhằm chắc chắn ổn định làm cho công tác thẩm định không xảy ra những lỗi nghiêm trọng, sai trái về đạo đức nghề nghiệp.

HĐKD của NHTM cần đuợc bảo đảm qua các chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm làm ổn định thị truờng kinh tế, là cơ sở để các ngân hàng phát huy hết khả năng.

Việc xây dựng, nâng cấp mạng luới thơng tin tín dụng sẽ góp phần giúp cho các NHTM nắm bắt đuợc thông tin kịp thời, giảm đi chi phí và giảm lãng phí thời gian.

Việc thanh tra giám sát hoạt động của NHTM cần đuợc đổi mới. NHNN nên xem xét chủ động xử lý rủi ro, sai sót; các phuơng pháp thanh tra cần đuợc cải tiến, khoa học hơn. Điều này giúp kiểm sốt hoạt động của NHTM mà khơng làm tác động đến HĐKD.

NHNN cũng cần phối hợp với Chính phủ nhằm đẩy mạnh các chuơng trình phát triển kết hợp với các ngân hàng ngoại quốc. Tận dụng một cách hiệu quả những chính sách, hiệp định để cải thiện sự ổn định thị truờng kinh tế từ đó ổn định giá cả thị truờng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH agribank chi nhánh tây đô khoá luận tốt nghiệp 669 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w