Nội dung công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm lần đầu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH agribank chi nhánh tây đô khoá luận tốt nghiệp 669 (Trang 25 - 26)

1.2. Công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm trong chovay đối với khách hàng

1.2.5. Nội dung công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm lần đầu

Các NHTM thường sử dụng một số tiêu chí chủ yếu để thực hiện cơng tác thẩm định giá tài sản bảo đảm bao gồm:

- Tính hiện hữu của tài sản: Xác thực tính chính xác của tài sản, thẩm định tài sản có thực hay khơng.

- Tính vững chắc pháp lý: Thẩm định cần xác định tài sản có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu, quyền sử dụng và các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm để xác minh tài sản bảo đảm là của khách hàng, khơng có rủi ro tranh chấp tiềm ẩn.

- Thẩm định giá trị và xác định tỷ lệ cho vay phù hợp.

Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm:

NHTM xác định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm dựa vào các yếu tố sau: Loại tài sản bảo đảm; Khả năng và mức độ biến động giá trên thị trường của loại tài sản đó; Chi phí phát sinh trong q trình xử lý tài sản (nếu xảy ra) để thu nợ; Ngân hàng phải đảm bảo thu đủ nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn, bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ mà ngân hàng phải gánh chịu.

Một tiêu chí khác để xét tỷ lệ cho vay đó là khả năng chuyển nhượng. Tài sản bảo đảm của khách hàng có được phép giao dịch, hợp pháp mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp và giao dịch khác.

Việc tài sản đảm bảo có thể “bán” được là điểm then chốt để thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ vi phạm cho bên nhận thế chấp. Đồng thời, tài sản đó khơng thuộc diện bị pháp luật cấm, không thuộc danh mục tài sản bị cấm lưu thơng hoặc có quyết định thu giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khả năng rủi ro của tài sản cũng là một trong các tiêu chí để xác định tỷ lệ cho vay tối đa. Đối với những khoản vay lớn, NHTM cần xem xét kỹ lưỡng đến những rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm như rủi ro liên quan đến hồ sơ pháp lý, rủi ro về giảm giá trị của tài sản, rủi ro về tính thanh khoản của tài sản, rủi ro có sự

thay đổi chính sách Nhà nước.

NHTM cũng chú ý đến khả năng quản lý tài sản: theo dõi, kiểm tra đánh giá nhằm bảo đảm tài sản, các giấy tờ trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện các sự cố làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, ngân hàng cần chú trọng những sự cố có khả năng xảy ra khi xử lý tài sản và có biện pháp, phương hướng phịng ngừa thích hợp.

Kết quả thẩm định giá trị tài sản bảo đảm

Đối với thẩm định tài sản bảo đảm lần đầu: kết quả thẩm định giúp ngân hàng quyết định khách hàng có được xét duyệt cho vay hay không.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH agribank chi nhánh tây đô khoá luận tốt nghiệp 669 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w