3.3. Một số kiến nghị
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng
Trên phương diện về lợi ích của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thì KHDN là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình đảm bảo tiền vay. Vì các KHDN là một bên trong hợp đồng nên việc thẩm định giáTSBĐ chỉ thực sự có hiệu quả khi khách hàng nghiêm túc tham gia vào quá trình đề nghị cấp tín dụng. Cho nên các khách hàng trước khi đề nghị vay vốn cần phải trang bị kiến thức và luật pháp quy định, đồng thời cần nắm rõ những điều kiện ngân hàng đưa ra sao cho phù hợp với các điều kiện hiện có tại DN. Khi tham gia vào quá trình vay vốn có TSBĐ, khách hàng cần nghiêm túc thực hiện việc cung cấp các thơng tin về DN, khả năng tài chính của chính DN, thơng tin cơ bản TSBĐ sao cho các thông tin này được đưa ra là hoàn toàn trung thực. Sau khi hồ sơ vay vốn được duyệt, khách hàng cũng nên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi sử dụng nguồn vốn và các TSBĐ sao cho cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi. Điều này sẽ làm tăng mối quan hệ tín dụng của đơi bên. Là tiền đề cho những lần giao dịch cấp tín dụng sau cũng thuận lợi hơn và công tác thẩm định TSBĐ cũng sẽ đơn giản hơn, tối ưu được lượng thời gian và chi phí phải bỏ ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Bài luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định giá trị TSBĐ trong cho vay KHDN tại Agribank Tây Đô. Do đó, chuơng 3 đua ra những kiến nghị, giải pháp thực tiễn nhằm cải thiện những nhuợc điểm hiện tại của hoạt động nghiệp vụ này. Những kiến nghị đua ra trong chuơng đã đuợc phân cấp từ vĩ mơ đến vi mơ góp phần hồn thiện cho hoạt động xác định giá trị TSBĐ trong cho vay KHDN của Ngân hàng Agribank - Tây Đô và của hệ thống NHTM.
KẾT LUẬN
Đối với nền kinh tế ngày một phát triển mạnh mẽ, sự tồn tại và phát triển của các NHTM đang đứng trước những thách thức mà đòi hỏi sự phát huy cố gắng từ khả năng hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, ngành ngân hàng mang bản chất nhạy cảm bởi lĩnh vực kinh doanh của nó, vì vậy khi xảy ra rủi ro thường đi kèm rất nhiều hệ lụy kèm theo. Mà trong nền kinh tế, các đối tượng KHDN chiếm phần lớn trong các nguồn thu của ngân hàng. Từ lí do này, việc xem xét và đánh giá thực trạng giá trị của TSBĐ trong hoạt động cho vay KHDN là vô cùng cẩn thiết. Từ cơ sở này, tác giả viết khóa luận nhằm đóng góp một số nội dung như sau:
Về lý luận, khóa luận đã đưa ra kiến thức cơ sở thông qua các khái niệm, tài liệu, cơng thức để từ đó giúp người đọc hình dung được khái qt công tác thẩm định giá TSBĐ và các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định giá trị của TSBĐ đối với cho vay KHDN.
Về thực tiễn, khóa luận nghiên cứu toàn diện quá trình định giá của TSBĐ trong cho vay KHDN qua nghiệp vụ cấp tín dụng tại Ngân hàng Agribank - CN Tây Đô dựa vào việc nghiên cứu thực tế hoạt động của Chi nhánh. Từ đó rút ra được những ưu điểm cũng như những thiếu xót cần phải khắc phục.
Do hạn chế về mặt thời gian trong quá trình thực tập, cũng như chưa đủ trình độ và khả năng nghiệp vụ. Mong rằng những đóng góp về giải pháp và kiến nghị của tác giả sẽ giúp giải quyết được những khó khăn tồn tại một phần nào đó để hồn thiện hơn nữa cơng tác này góp phần cải thiện tồn đọng và hỗ trợ phát triển cho Chi nhánh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank - Chi nhánh Tây Đô, Báo cáo thường niên của Agribank (2017-2019) và định hướng hoạt động kinh doanh năm 2020;
2. Agribank (2014), Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 “v/v ban hành quy định về giao dịch bản đảm cấp tín dụng trong hệ thốngAgribank”;
3. Agribank, Sổ tay tín dụng, Tài liệu nội bộ; 4. Giáo trình “Ngun lý chung định giá tài sản”.
5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Học viện Ngân hàng.
6. Mai Thị Huyền Trang, 2018.Hoạt động thẩm định giá bất động sản làm tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại Ngân hàng Thương mại cố phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.
7. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của Tổ chức tín dụng;
8. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ban hành ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của Tổ chức tín dụng;
9. Nguyễn Hữu Hồng Anh, 2016, Hồn thiện cơng tác thẩm định tài sản bảo đảm trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nằng. Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng. Trường Đại học Đà Nằng.
10. Nguyễn Thị Thúy Kiều, 2018. Hồn thiện cơng tác thẩm định tài sản bảo đảm trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã h ội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, có hiệu lực 01/01/2011;
12. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng;
13. Trần Thị Hằng, 2018. Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam.