Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng NHTMCP bắc á chi nhánh thái hà khoá luận tốt nghiệp 613 (Trang 32 - 36)

1 .Rủi ro tín dụng của NHTM

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của NHTM

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

- Nhận thức về sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng

Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Do vậy việc ngân hàng nhận thức được rủi ro và sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng đóng vai trị tiên quyết đến cơng tác quản lý. Chỉ khi ngân hàng đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng thì họ mới có thể triển khai một cách hợp lý các chính sách để quản lý có hiệu quả.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động tín dụng

Các bộ phận trong hoạt động tín dụng hoạt động khá độc lập và thực hiện các chức năng khác nhau: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là các chức năng đó được thực hiện riêng

rẽ, mà trên thực tế các chức năng đó có quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu sự phối hợp giữa các chức năng này càng chặt chẽ thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý rủi ro trong việc thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và kịp thời nhất.

- Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay chủ yếu dựa trên nguồn thông tin đầu vào họ thu thập được (từ trung tâm thông tin liên ngân hàng, từ báo cáo tài chính, tài liệu do khách hàng cung cấp; ngồi ra họ cịn tự thu thập từ internet, các mối quan hệ bên ngoài) . Do vậy, nếu thơng tin thu thập được chính xác và đáng tin cậy thì giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn từ đó giúp hạn chế rủi ro tín dụng, và ngược lại.

Bên cạnh yếu tố thông tin đầu vào, các thơng tin đầu ra cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ vào cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. Đó là những thơng tin như: hệ thống báo cáo tín dụng phục vụ cho mục đích quản trị ngân hàng như báo cáo chất lượng tín dụng, báo cáo tình hình tài sản đảm bảo, báo cáo cho vay theo ngành nghề.. .Từ nguồn thông tin này cho phép nhà quản trị đưa ra những điều chỉnh kịp thời trong q trình cho vay.

- Cơng nghệ ngân hàng

Cơng nghệ ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng thu thập đầy đủ thông tin và giúp xử lý thơng tin một cách chính xác. Cơng nghệ hiện đại cho phép ngân hàng cập nhật kịp thời những thông tin cần thiết, xử lý thông tin để đưa ra phương thức giải quyết đúng đắn. Hệ thống cơng nghệ hiện đại cịn giúp ngân hàng tiến hành các giao dịch nhanh hơn và chính xác hơn, các phần mềm ngân hàng hỗ trợ cho cán bộ tín dụng có thể thực hiện các nghiệp vụ như tính lãi, thu lãi... nhanh chóng và chính xác. Do đó cơng nghệ ngân hàng hiện đại góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng quản lý ngân hàng.

- Yếu tố con người

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của NHTM. Liên quan đến yếu tố con người có hai nhân tố chính tác động đến khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng là trình độ và tư cách đạo đức. Dù cho nguồn thơng tin thu thập được có chính xác và đầy đủ đến đâu, cơng nghệ ngân hàng hiện đại như thế nào nhưng người sử dụng chúng khơng có trình độ thì rất khó để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, tư cách đạo đức của cán bộ quản lý cũng vô cùng quan trọng. Một người cán bộ trung thực, không tham lam, làm việc vì ngân hàng sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

- Năng lực và tư cách đạo đức của khách hàng vay

Năng lực quản lý và năng lực tài chính của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi to tín dụng của ngân hàng. Khi khách hàng vay có khả năng quản lý tốt, có những dự đốn và tính tốn chính xác thì khả năng kế hoạch kinh doanh của họ thành công là rất cao. Mặt khác, khi khách hàng có tiềm lực tài chính tốt thì dù khi có rủi ro xảy ra đối với dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng thì họ vẫn có khả năng khắc phục và trả nợ. Điều này góp phần làm cơng tác xử lý rủi ro tín dụng được tiến hành dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, tư cách đạo đức và thiện chí trả nợ của người vay cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi khách hàng cung cấp thông tin sai cho ngân hàng, điều này khiến cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra những kết luận khơng chính xác, gây thiệt hại cho ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng cũng gây nên khó khăn cho cơng tác quản lý rủi ro tại ngân hàng. Do vậy, bên cạnh việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng, ngân hàng thường chủ động tìm hiểu nhiều nguồn khác nhau về thông tin của khách hàng, đồng thời tiền hành giám sát hoạt động sử dụng nợ của khách hàng thường xuyên.

- Chính sách quản lý của NHNN

Sự ảnh hưởng của cơ quan quản lý đến việc quản lý rủi ro tín dụng ở NHTM thể hiện ở các quy định đảm bảo tín dụng mà NHTM phải tuân thủ. Nếu các quy định của NHNN đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của các NHTM thì sẽ giúp cho sự quản lý của NHTM có hiệu quả. NHNN ban hành quy định về tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng, quy định về hạn mức tín dụng, quy định về trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng... Tất cả những chính sách đó giúp cho NHTM lượng hố những tiêu chuẩn an tồn cần đạt được. Chính sách phù hợp góp phần làm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng.

- Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng khơng nằm ngồi vịng kiểm sốt đó. Các quy định, quy chế của Chính phủ, NHNN giúp định hướng cho NHTM hoạt động đúng đắn và lành mạnh. Mơi trường pháp lý thơng qua các chính sách như: chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách cho vay chỉ định của Nhà nước, quyết định về đất đai, nhà ở.để tác động đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Mặt khác các quy định của pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các khoản khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp tín dụng xảy ra, tạo sự công bằng cho cả ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, nếu như các văn bản quy định không rõ ràng, chồng chéo sẽ tạo ra những khe hở và tình trạng “lách luật” để những kẻ xấu mưu lợi cho mình làm cho chất lượng tín dụng khơng được đảm bảo.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Môi trường kinh tế tác động đến doanh nghiệp theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến hoạt động ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ tạo

điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp cho ngân hàng. Neu như môi trường kinh tế xã hội thường xuyên biến động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, trì trệ sẽ gây bất lợi cho việc trả nợ vay Ngân hàng.

- Xu thế hội nhập của nền kinh tế.

Trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế mở cửa cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi tham gia vào thị trường trong nước. Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài càng tạo nên sức ép cạnh tranh mạnh mẽ lên các NHTM trong nước, buộc các ngân hàng trong nước phải tìm cách để thu hút thêm khách hàng cho mình. Trong q trình này, để có thêm nhiều khách hàng, một số ngân hàng hoặc là bỏ qua một số bước trong quá trình thẩm định hoặc là cố tình chấp nhận cho vay đối với các khách hàng chưa đủ tiêu chuẩn cho vay theo quy định của ngân hang... Những hành động này có tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, do vậy tác động đến hoạt động quản lý rủi ro tại NHTM.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng NHTMCP bắc á chi nhánh thái hà khoá luận tốt nghiệp 613 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w