1 .Rủi ro tín dụng của NHTM
1.4 Bài học quản lý rủi ro tín dụng từ những vụ việc rủi ro của các Ngân hàng
hàng trong hệ thống
Trong thời gian gần đây có rất nhiều vụ án kinh tế do những vụ việc rủi ro tín dụng của các NHTM gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng khơng những đến hoạt động mà cịn cả danh tiếng của ngân hàng. Dưới đây là một số vụ việc rủi ro tín dụng đã xảy ra do các nguyên nhân khác nhau để từ đó Ngân hàng TMCP Bắc Á có thể rút ra bài học kinh nghiệm và có những chú ý trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của mình.
Hộp 1.1: Rủi ro tín dụng tại HD Bank
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, năm 2010, Lê Quý Hiển (SN 1977 trú tại Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) được HD Bank tuyển dụng làm Giám đốc chi nhánh.
Từ tháng 12/2011 đến 3/2012, đối tượng này đã lợi dụng trên cương vị chức vụ quyền hạn được giao, đã thực hiện hành vi làm, ký phát hành hàng chục chứng thư bảo lãnh thanh toán giả với giá trị bảo lãnh lên đến hàng trăm tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của các doanh nghiệp bảo lãnh, đồng thời xâm hại đến hoạt động đúng đắn của ngân hàng HD.
(Nguồn: infonet.vn)
φ Nguyên nhân dẫn đến vụ việc rủi ro tín dụng trên đến từ việc cán bộ quản lý
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, không đặt trách nhiệm nghề nghiệp lên hàng đầu mà vì một chút tham lam, lợi ích nhất thời dẫn đến việc cố ý làm sai các quy định, nguy hiểm hơn nữa còn trực tiếp thực hiện hành động sai trái, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những vụ án kinh tế gần đây có rất nhiều vụ án xảy ra do sự đi xuống về đạo đức của cán bộ ngân hàng. Sự thiếu tinh thần, trách nhiệm, không tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp, thông đồng và tiếp tay và trực tiếp thực hiện các hành vi gian lận đã dẫn đến thiệt hại rất lớn không những về tài sản mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng.
^ Rút kinh nghiệm từ những vụ việc rủi ro liên quan đến đạo đức của cán bộ
ngân hàng, để khắc phục rủi ro đến từ nguyên nhân trên BAC A BANK cần đặc biệt chú trọng tới yếu tố con người trong hoạt động của ngân hàng. BAC A BANK nên tăng cường thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng,
ngồi ra cũng cần chú trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác quản lý cán bộ, quan
tâm, nắm bắt diễn biến tư tưởng cán bộ, đánh giá đúng năng lực, trình độ và đạo đức để bố trí đúng người, đúng việc.
Hộp 1.2: Rủi ro tín dụng tại Agribank
CHO VAY SAI QUY ĐỊNH, AGRIBANK MẤT 966 TỶ ĐỒNG
Công ty Đông Phương đã ký hợp đồng với Công ty Phương Nam hợp tác xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng tại số 10 Âu Cơ, TP.HCM và để cho các bị can Lê Thành Công (nguyên TGĐ Công ty Dệt kim Đông Phương) , Dương Thanh Cường (nguyên TGĐ Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát) và một số bị can làm giám đốc các doanh nghiệp lợi dụng để phạm tội trong giai đoạn 2007 - 2010.
Đáng chú ý, bị can Dương Thanh Cường đã chỉ đạo Thái Cường lập hồ sơ vay của Agribank chi nhánh 6 số tiền 170 tỉ đồng; chỉ đạo Lê Văn Tuấn vay 628 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là một số giấy tờ bất động sản nhưng các bị can sau đó đã dùng các giấy tờ này mang đến Ngân hàng Phương Nam thế chấp vay tiền và sau đó gán ln cho ngân hàng này.
Quá trình giao dịch, các bị can mới trả được hơn 107 tỉ đồng khoản tiền Công ty Tấn Phát đã vay. Tổng số còn chiếm đoạt là hơn 564 tỉ đồng.
Trong việc thực hiện các thỏa thuận vay mượn này, bị can Hồ Văn Long (nguyên trưởng phòng Agribank Chi nhánh 6) có đề xuất để Hồ Đăng Trung (nguyên GĐ Agribank Chi nhánh 6, TP.HCM) quyết định cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỉ đồng khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không đề nghị xin nâng quyền phán quyết cho vay; tự ý cho vay vượt quyền phán quyết; ký hợp đồng thế chấp tài sản là tài sản không được phép thế chấp; không công chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm; giải ngân không đúng theo hợp đồng cho vay; cho mượn tài sản thế chấp khơng có biện pháp phịng ngừa rủi ro.
Tương tự khoản vay 628 tỉ đồng của Công ty Thanh Phát cũng được bị can Long đề xuất, bị can Trung duyệt mặc dù đều biết dự án này chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt...
Khi Dương Thanh Cường mượn lại tài sản thế chấp là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi vay tiền tại ngân hàng khác, các bị can này cũng đồng ý thực hiện dẫn đến mất tài sản thế chấp.
Đáng chú ý, các bị can còn phê duyệt cho vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh.
Cơ quan tố tụng xác định hành vi vi phạm pháp luật của Hồ Đăng Trung, Hồ Văn Long có sự giúp sức tích cực của các cấp dưới khi lập báo cáo thẩm định nhưng không kiểm tra, thẩm định thực tế khả năng tài chính của doanh nghiệp; đề xuất cho mượn tài sản bảo đảm khơng có biện pháp phịng ngừa rủi ro...
Theo cáo trạng của vụ án, cho đến thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án (tháng 9-2012), hành vi của các bị can đã gây thiệt hại cho Agribank chi nhánh 6 hơn 966 tỉ đồng.
(Nguồn: Vietstock.vn)
φ Như vậy, sự thiệt hại lên đến 966 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6 xảy ra do
cán bộ ngân hàng đã cho vay sai quy định, vượt quá thẩm quyền, khơng thực hiện đúng quy trình thẩm định, phê duyệt các khoản vay. Việc kiểm tra, kiểm soát tài sản thế chấp khơng được tn thủ, mặt khác cịn ký hợp đồng thế chấp tài sản là tài sản không được phép thế chấp; không công chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm; giải ngân không đúng theo hợp đồng cho vay; cho mượn tài sản thế chấp khơng có biện pháp phịng ngừa rủi ro. Có thể thấy, ngồi việc cán bộ cố ý thực hiện sai quy định thì việc quy chế cho vay, quy trình tín dụng chưa được hồn thiện và thắt chặt, vẫn cịn những kẽ hở và hạn chế cũng tạo điều kiện cho những người có “âm mưu ” lợi dụng để lách luật và thực hiện hành vi bất chính.
φ BAC A Bank - Chi nhánh Thái Hà với quy chế cho vay, quy trình tín
dụng theo quy định của Hội sở, bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng vẫn thường xuyên cập nhập và bổ sung thông tin, những quy định, hướng dẫn mới song dường như những hoạt động này vẫn chưa thực sự hỗ trợ hết cho cơng tác xây dựng chính sách cho ngân hàng, tuy nhiên việc chưa có chính sách cụ thể, một cơ chế áp dụng cụ thể và thích hợp với từng đối tượng khách hàng, phương hướng đặt ra quá chung chung, chưa bám sát thực tiễn khách quan, công tác nghiên cứu dự báo thị trường và quản trị rủi ro là chưa tốt rất có thể dẫn tới rủi ro trong cơng tác thẩm định khách hàng như Agribank Chi nhánh 6 đã gặp phải. Vì vậy BAC A BANK Thái Hà cần chú ý xây dựng chính sách tín dụng chưa hồn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong cơng tác thẩm định và theo dõi khách hàng.
Hộp 1.3: Rủi ro tín dụng tại Vietinbank
RỦI RO TRONG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG
Vào năm 2002, tại Vietinbank chi nhánh 5, TP.HCM đã xảy ra vụ lừa đảo 35,5 tỷ đồng do Nguyễn Trọng Quỳnh thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Ninh gây ra, thong qua thủ đoạn lừa đảo đã thành lập 6 công ty TNHH ở TP.HCM để vay vốn ngân hàng, sau đó bỏ trốn. Qua điều tra cơ quan chức năng đã phát hiện chủ nhân của những chứng minh thư mang tên người đứng ra xin phép thành lập doanh nghiệp chỉ là những người đạp xích lơ, thợ cắt tóc, làm nghề lái xe ôm,...Thực chất, Nguyễn Trọng Quỳnh nhờ một số đối tượng trung gian thành lập doanh nghiệp để vay tiền ngân hàng, nhờ móc nối tiếp tay với một số cán bộ ngân hàng để lừa đảo. Khi cán bộ ngân hàng thực hiện quy trình tín dụng và kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay nhưng không kiểm tra kĩ mà chỉ nghe Nguyễn Trọng Quỳnh giới thiệu đây là nhà, trụ sở, xe ô tô, tài sản của ơng ấy rồi về hồn thiện hồ sơ trình cho vay.
φ Nguyên nhân xảy ra rủi ro trên một phần do khách hàng cố ý thực hiện
hành vi lừa đảo ngay từ ban đầu khi họ đến vay vốn ngân hàng. Loại đối tượng này thường có một quá trình chuẩn bị tài liệu giả mạo để đi lừa đảo ngân hàng, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để tạo niềm tin với cán bộ tín dụng và ngân hàng. Trong những lần vay đầu thì vay vốn ít rồi trả gốc và lãi vay đúng hạn và đầy đủ, tạo dựng lịch sử giao dịch tốt. Và một phần nguyên nhân cũng đến từ phía ngân hàng khi cán bộ tín dụng đã quá chủ quan và tin tưởng khách hàng mà không thẩm định chặt chẽ, sát sao theo đúng quy trình, chỉ thơng qua lời nói của khách hàng đã hoàn thiện hồ sơ cho vay, không thẩm định, đánh giá tận mắt và kiểm chứng kĩ lưỡng tính pháp lý cũng như giá trị của tài sản đảm bảo.
Vietinbank là một trong những ngân hàng lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm và quy trình thẩm định chặt chẽ mà vẫn mắc phải những vụ mất vốn do công tác thẩm định khách hàng không tốt. Do đó, BAC A BANK - một ngân hàng so với Vietinbank thì cịn khá non trẻ, cần nhìn vào những sự việc rủi ro thực tế đã xảy ra để khắc phục những lỗ hổng trong quy trình thẩm định khách hàng và tài sản, cán bộ tín dụng cần nâng cao cảnh giác, khơng được phép chủ quan, tin tưởng thái quá vào khách hàng, cần thực hiện đúng và nghiêm ngặt các bước trong quy trình thẩm định để hạn chế tối đa những rủi ro như trên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương I, khóa luận đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu với những nội dung cơ bản sau:
Trước hết là đề cập đến những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM, hoạt động rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và nội dung của nó cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro. Đồng thời cũng đã đưa ra một số bài học từ những vụ việc rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong hệ thống.
Kết quả chương I là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thái Hà ở chương II của khóa luận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á - CHI NHÁNH THÁI HÀ