Cơ cấu tỏ chức của NHCT chi nhánh Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP việt nam chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 621 (Trang 29 - 33)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRHĐ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGCHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Các văn bản pháp lý của Chính phủ, NHNN và NHCT về quản lý RRHĐ

Thực tế tại Việt Nam hiện nay chưa có những văn bản pháp lý chính thức về quản lý RRHĐ. Tuy nhiên từ năm 2005, đã có một số văn bản qui định về một số phần của RRHĐ như sau:

Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của Thống đốc NHNN Việt

Nam về việc qui định nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng điện tử. Với đà phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, xu hướng áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng dưới các hình thức ngân hàng điện tử là một điều rất phổ biến. Theo đó, các RRHĐ liên quan đến ngân hàng điện tử cũng vì thế mà tăng lên. Quyết định số 35 ra đời nhằm mục đích quản lý các rủi ro gây ra bởi hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, để ra các nguyên tắc quản lý rủi ro này trong nội bộ tổ chức, trong giao dịch với khách hàng, trong quản lý rủi ro với bên thứ ba và trong trường hợp xảy ra sự cố với hệ thống công nghệ thông tin.

Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 1/8/2006 của Thống đốc NHNN Việt

Nam về việc ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của hệ thống tổ chức tín dụng. Quyết định này đưa ra các yêu cầu về thiết lập và duy trì hệ thống kiểm sốt nội bộ, các nguyên tắc trong thực hiện các hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng như các qui định về tự kiểm tra đánh giá bộ phận kiểm soát nội bộ. Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng và trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước đối với hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Quyết định số 37/2006/QĐ - NHNN ngày 1/8/2006 của Thống đốc NHNN Việt

Nam về việc ban hành quy chế kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng. Quy chế có các nội dung cơ bản như các nguyên tắc về kiểm toán nội bộ, các yêu cầu đảm bảo khách quan, phương pháp kiểm toán và tổ chức hoạt động kiểm tốn nội bộ.

Luật phịng chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của

Quốc hội và Thông tư số 35/2013/TT-NHNH ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số qui định về phịng chống rửa tiền. Thơng tư 35 đã cụ thể hóa các qui định của Luật phòng chống rửa tiền áp dụng trong trường hợp của các tổ chức tín dụng. Thơng tư có các hướng dẫn về các biện pháp

đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, danh sách các cá nhân nước ngồi có ảnh hưởng chính trị, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, báo cáo giao dịch đáng ngờ, báo cáo giao dịch chuyển tiền điền tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố và các qui định, hướng dẫn khác.

Ngoài các qui định, văn bản trên, NHNN trong những năm gần đây cũng đã ban hành một số văn bản nhằm quản lý các hoạt động chuyên môn đối với các tổ chức tín dụng để từ đó giảm thiểu nguy cơ rủi ro nói chung, giảm RRHĐ nói riêng. Các văn bản nổi bật bao gồm:

Thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về quy định giới hạn, tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Thơng tư có các qui định về vốn tự có, đặt ra tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu đối với các tổ chức tín dụng là 9%, các giới hạn, hạn chế cấp tín dụng, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn và các qui định về tỷ lệ khác.

Bên cạnh đó, các qui định về việc phân loại nọ theo nhóm nợ cao nhất do CIC cung cấp có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và việc cơ cấu nợ giữ ngun nhóm nợ hết hiệu lực ngày 31/3/2015 (Thơng tư 02, 09) một mặt yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ hơn các yêu cầu về quản lý rủi ro, tuy nhiên cũng sẽ có nhứng tác động nhất định đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

Bên cạnh các văn bản pháp lý của Ngân hàng nhà nước và các bộ ban ngành liên quan đến RRHĐ, NHCT Việt Nam và Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành các văn bản nội bộ riêng nhằm đưa ra các qui định quản trị RRHĐ đối với ngân hàng. Các văn bản đó bao gồm:

Các qui trình tác nghiệp của từng bộ phận tai Hội sở chính/chi nhánh/phịng giao dịch: Các qui trình này hướng dẫn cho các phịng ban chức năng trên toàn bộ hệ

thống thực hiện các hoạt động tác nghiệp và kiểm tra kiểm soát hàng ngày một cách chính xác và đạt hiệu quả cao nhất, phịng chống nguy cơ rủi ro. Các qui trình này được đánh giá và sửa đổi sau từng năm hoặc nếu có kiến nghị từ các cán bộ thực hiện.

Các văn bản, cam kết phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Với xu

hướng hợp tác và phát triển ngày càng mở rộng hiện nay, nguy cơ các tổ chức và cá nhân có ý đồ xấu, lơi dụng các dịch vụ ngân hàng quốc tế nhằm mục đích rửa tiền và

tài trợ khủng bố ngày càng tăng lên. Đây là một trong những khía cạnh về RRHĐ và NHCT đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, NHCT Việt Nam đã ban hành các văn bản như Cam kết triển khai cơng tác phịng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố, Bộ câu

hỏi phòng chống rửa tiền /tài trợ khủng bố tiêu chuẩn, Tuân thủ một số điều khoản của Patriot Act, Cam kết tuân thủ FATCA...cung một số các văn bản khác

nhằm ngăn chặn rủi ro Ngân hàng tiếp tay cho các hoạt động rửa tiền và khủng bố.

2.2.2. Chính sách về qui trình quản trị RRHĐ của NHCT Chi nhánh Thành phốHà Nội trong giai đoạn 2013-2015 Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015

Chính sách về qui trình quản lí RRHĐ trong NHCT được thống nhất trong toàn bộ hệ thống từ Hơi sở chính tới các chi nhánh và phịng giao dịch. Trong giai đoạn 2013-2015, NHCT đã áp dụng những đổi mới nhất định trong chính sách quản trị RRHĐ của mình để hướng tới một mơ hình quản lí theo tiêu chuẩn của Basel II và các chủ trương của NHNN. Cụ thể những chính sách này bao gồm:

2.2.2.1. Nhận diện RRHĐ

Từ ba năm gần đây, NHCT Việt Nam bắt đầu có sự đổi mới trong cơng tác quản trị rủi ro nói chung và quản lý RRHĐ nói riêng. Xác định RRHĐ là một loại hình rủi ro nguy hiểm và có khả năng gây ra tổn thất lớn, NHCT Việt Nam ưu tiên xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá RRHĐ theo chuẩn mực của Basel II. Cụ thể từ năm 2013, NHCT Việt Nam và các chi nhánh chính thức khởi động Dự án Thu thập sự kiện tổn thất (LDC).

Việc thu thập dữ liệu là một hoạt động đặc thù của liên quan đến cơng tác quản lý RRHĐ. Mục đích của hoạt động là nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất, xác định các khu vực phải chịu tổn thất, xác định tần suất và mức độ tổn thất của một sự kiện rủi ro và đo lường hiệu quả rủi ro. Hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất tại NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng như các chi nhánh khác trên tồn hệ thống NHCT được thực hiện thơng qua việc thiết lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn thu thập dữ liệu để từ đó xây dựng các báo cáo về dữ liệu tổn thất với các yêu cầu về thời gian, số tiền tổn thất, nguyên nhân và khả năng khắc phục; cũng như phân loại theo các sự kiện, đơn vị và nghiệp vụ. Từ những dữ liệu này, các nhà quản lý có cơ sở để nhận diện được các RRHĐ có thể xảy đến đối với từng đơn vị, cũng như tính tốn được mức độ hiệu quả khi áp dụng một cơng cụ/chương trình mới nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh. Qua đó,

Giảm thiểu (Điều

chỉnh qui trình, cải Né tránh (từ bỏ địađiểm hoặc hoạt động kinhd doanh)

Chấp nhận (Trích lập

dự phịng) Chuyển giao (Muabảo hiểm

ngân hàng có thể xác lập được các mục tiêu, giới hạn cho công tác quản trị RRHĐ của mình.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP việt nam chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 621 (Trang 29 - 33)