CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP việt nam chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 621 (Trang 58 - 62)

Sơ đồ 2.2 : Mơ hình áp dụng dữ liệu tổn thất

3.3.CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy những khó khăn và nhược điểm trong quản trị RRHĐ của NHCT Việt Nam và của Chi nhánh Thành phố Hà Nội một phần đến từ việc quản lí RRHĐ là một hoạt động tương đối mới mẻ đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, cũng như vẫn cịn thiếu sự quản lý chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, người viết cũng có một số kiến nghị sau đây đối với Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính về vấn đề quản trị RRHĐ:

Nhanh chóng xây dựng, ban hành hệ thống qui định và văn bản pháp luật qui định về RRHĐ đối với các NHTM tại Việt Nam. NHNN và Bộ tài chính cần coi

trọng hơn vấn đề quản trị RRHĐ tại các NHTM khi phần lớn các sự kiện rủi ro gây thất thoát lớn tại các ngân hàng đến từ sự gian lận của các nhân viên ngân hàng hoặc từ những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu sót trong bộ máy quản trị RRHĐ. Với việc ban hành các văn bản pháp lý, các qui định liên quan đến RRHĐ, NHNN và Bộ Tài chính có thể giúp NHCT định hướng tốt hơn trong việc xây dựng các chính sách, biện pháp, cơng cụ của riêng mình, nâng cao chất lượng quản trị RRHĐ tai ngân hàng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các văn bản pháp lý này cần theo sát các qui định, chuẩn mực của Basel II và các thông lệ quốc tế, kết hợp với những điều chỉnh sao cho phù hợp với các điều kiện thị trường tại Việt Nam để phát huy được hiệu quả một cách tối ưu.

Để thực hiện tốt được việc này, các Bộ, ban ngành cần có sự sâu sát với thực tế, nắm bắt được tình hình RRHĐ của các NHTM tại Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng các chính sách, qui định của Việt Nam vừa phải có sự thống nhất với các thông lệ quốc tế, các tiêu chuẩn của Basel nhưng cũng cần phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, từ đó đảm bảo nâng cao được hiệu quả quản trị RRHĐ tai các ngân hàng,

Trong số các qui định về chính sách quản trị RRHĐ, việc đưa ra các qui định về dự phòng RRHĐ cũng là một điều cần thiết. Hiện nay tại Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào có đề cập tới việc dự phịng RRHĐ, khiến cho hệ thống của NHCT cũng như các ngân hàng khác còn dè chừng trong việc thực hiện. Điều này dẫn tới khả năng tổn thất lớn hơn nếu có sự kiện rủi ro xảy ra, gây tổn hại lớn hơn tới hoạt động và uy tín của ngân hàng. Như vây, việc dự phòng rủi ro là cần thiết và sẽ giúp cải thiện chất

lượng quản trị RRHĐ của ngân hàng, nhưng ngược lại cũng gây ra những xáo trộn và thay đổi nhất định trong bảng cân đối kế toán. Do đó, những sự định hướng và qui định cụ thể của các cấp có thẩm quyền là vơ cùng cần thiết.

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam. Với sự phát triển

của khoa học công nghệ như hiện nay, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp các ngân hàng không chỉ tăng tốc độ giao dịch, tạo sự tiện lợi ngày càng cao cho các khách hàng, mà còn giúp quản lý tốt hơn các hoạt động hàng ngày, hỗ trợ kiểm sốt và phịng ngừa RRHĐ. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cơ sở hạ tầng chung về viễn thông của quốc gia có chất lượng cao và ổn định. Tuy nhiên tại Việt Nam, chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông chưa thực sự phát triển. Vì vậy, việc nâng cấp, cải thiện chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin cần được thực hiện, nhất là trong bối cảnh hôi nhập hiện nay nếu Việt Nam muốn cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực.

Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng viễn thơng có vai trị vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên, những sự cố xảy ra đối với hệ thống cơng nghệ thơng tin có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn đối với các ngân hàng như việc mất dữ liệu, nguy cơ bị đánh cắp thông tin và tài sản của khách hàng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam nên được coi là một trọng tâm trong các hoạt động của ngân hàng, không chỉ để tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện kết quả kinh doanh mà còn để hạn chế nguy cơ tổn thất từ RRHĐ.

Bên cạnh đó, các cơng ty, doanh nghiệp cung cấp phần mềm, giải pháp công nghệ cho các ngân hàng thương mại cần được hỗ trợ tốt hơn để có thể đóng góp vào sự phát triển của hệ thống tài chính, nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông.

Tạo điều kiện để các ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế. Các ngân hàng trên thế giới hiện nay có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản

trị RRHĐ và áp dụng các chuẩn mực của Basel để xây dựng các chính sách về nhận diện, đo lường và kiểm sốt rủi ro hoạt động. Chính vì vậy, việc học hỏi từ các ngân hàng này sẽ giúp NHCT Việt Nam, Chi nhánh Thành phố Hà Nội và các chi nhánh, hệ thống khác của các ngân hàng tại Việt Nam có thể rút kinh nghiệm và đưa ra các chính sách phù hợp với bản thân mình. Do đó, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan nên tạo những điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản trị rủi ro giữa các ngân hàng quốc tế với Việt Nam.

Điều này có thể thực hiện thơng qua các nội dung hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia có quan hệ ngoại giao, tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tích cực mời các chuyên gia đầu ngành từ quốc tế về đào tạo các cán bộ của nhà nuớc và của các ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng có sự liên kết, trao đổi thơng tin kinh nghiệm với các đối tác nuớc ngoài...

Hỗ trợ trực tiếp và giám sát liên tục đối với các hoạt động QTRRHĐ của các NHTM tại Việt Nam, thông qua việc cử các chuyên gia, những cán bộ có kinh

nghiệm xuống để đánh giá, nhận xét các qui trình, chính sách đuợc thiết lập, giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc giám sát, kiểm tra thuờng xuyên việc áp dụng các qui định, chính sách về hoạt động ngân hàng cũng rất cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo các ngân hàng tôn trọng và thực hiện đúng theo các qui định của nhà nuớc, duy trì RRHĐ ở mức thấp.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, quản trị RRHĐ vẫn là một việc làm mới đối với các NHTM tại Việt Nam. Do những thiệt hại to lớn do RRHĐ mang lại, các cơ quan chức năng và các ngân hàng đang dần đua mục tiêu quản trị RRHĐ trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu. Điều này ngày càng trở nên thiết thực hơn khi xu huớng sáp nhập ngân hàng và hôi nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay. Hoàn thiện hệ thống quản trị RRHĐ không chỉ để giảm thiểu nguy cơ rủi ro mà còn tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng trong tuơng lai.

Trong khóa luận này, tác giả đã nêu ra những lý thuyết chung về RRHĐ và quản trị RRHĐ, đua ra một số nội dung và kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới về quản trị RRHĐ. Từ đó, khóa luận đã phân tích thực trạng việc xây dựng và áp dụng các chính sách về RRHĐ của NHCT Chi nhánh thành phố Hà Nội, đánh giá các kết quả đạt đuợc, những nhuợc điểm còn tồn tại và nguyên nhân của chúng. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị RRHĐ cho chi nhánh cũng một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành nhằm tạo điều kiện hành lang pháp lý tốt hơn cho các NHTM của Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp, chính sách, qui định quản trị RRHĐ.

Tuy nhiên, do hạn chế trong khuôn khổ, dung luợng thời gian và kiến thức nguời viết, khóa luận khơng tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cơ và các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quản quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống Ngân hàng Công thuơng Việt Nam”, Đào Thị Hải Hiền, Học Viện Ngân Hàng, 2007

2. Tài liệu học tập môn Quản trị Ngân hàng, Bộ môn Ngân hàng Thuơng mại, Khoa Ngân hàng, Học viện ngân hàng, năm học 2015-2016.

3. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, Học viện ngân hàng, tái bản lần thứ 4.

4. Principles for the Sound Management of Operational Risk, June 2011, Basel Committee on Banking Supervision.

5. Báo cáo thuờng niên các năm 2013, 2014, 2015 của NHCT Việt Nam

6. Cổng thông tin điện tử của NHCT Việt Nam

7. Basel Committee on Banking Supervision, 2009, “Result from the Loss Data

Collection Exercise for Operational Risk”, www.bis.org .

8. Anna Fernández Laviada, Francisco Javier Martínez Gazcía and Francisco Somohano Rodríguez, 2005, “Operational Risk Management Under Basel II: The Case of the Spanish Financial Services”, European Finance Association 32nd Annual Meeting.

9. Thông tin cung cấp bởi NHCT Việt Nam chi nhánh Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP việt nam chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 621 (Trang 58 - 62)