Chính sách về qui trình quản trị RRHĐ của NHCT Chi nhánh Thành phố Hà

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP việt nam chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 621 (Trang 32 - 39)

Sơ đồ 2.2 : Mơ hình áp dụng dữ liệu tổn thất

2.2.2.Chính sách về qui trình quản trị RRHĐ của NHCT Chi nhánh Thành phố Hà

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRHĐ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CH

2.2.2.Chính sách về qui trình quản trị RRHĐ của NHCT Chi nhánh Thành phố Hà

Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015

Chính sách về qui trình quản lí RRHĐ trong NHCT được thống nhất trong tồn bộ hệ thống từ Hơi sở chính tới các chi nhánh và phòng giao dịch. Trong giai đoạn 2013-2015, NHCT đã áp dụng những đổi mới nhất định trong chính sách quản trị RRHĐ của mình để hướng tới một mơ hình quản lí theo tiêu chuẩn của Basel II và các chủ trương của NHNN. Cụ thể những chính sách này bao gồm:

2.2.2.1. Nhận diện RRHĐ

Từ ba năm gần đây, NHCT Việt Nam bắt đầu có sự đổi mới trong cơng tác quản trị rủi ro nói chung và quản lý RRHĐ nói riêng. Xác định RRHĐ là một loại hình rủi ro nguy hiểm và có khả năng gây ra tổn thất lớn, NHCT Việt Nam ưu tiên xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá RRHĐ theo chuẩn mực của Basel II. Cụ thể từ năm 2013, NHCT Việt Nam và các chi nhánh chính thức khởi động Dự án Thu thập sự kiện tổn thất (LDC).

Việc thu thập dữ liệu là một hoạt động đặc thù của liên quan đến công tác quản lý RRHĐ. Mục đích của hoạt động là nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất, xác định các khu vực phải chịu tổn thất, xác định tần suất và mức độ tổn thất của một sự kiện rủi ro và đo lường hiệu quả rủi ro. Hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất tại NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng như các chi nhánh khác trên toàn hệ thống NHCT được thực hiện thông qua việc thiết lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn thu thập dữ liệu để từ đó xây dựng các báo cáo về dữ liệu tổn thất với các yêu cầu về thời gian, số tiền tổn thất, nguyên nhân và khả năng khắc phục; cũng như phân loại theo các sự kiện, đơn vị và nghiệp vụ. Từ những dữ liệu này, các nhà quản lý có cơ sở để nhận diện được các RRHĐ có thể xảy đến đối với từng đơn vị, cũng như tính tốn được mức độ hiệu quả khi áp dụng một cơng cụ/chương trình mới nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh. Qua đó,

Giảm thiểu (Điều

chỉnh qui trình, cải Né tránh (từ bỏ địađiểm hoặc hoạt động kinhd doanh)

Chấp nhận (Trích lập

dự phịng) Chuyển giao (Muabảo hiểm

ngân hàng có thể xác lập được các mục tiêu, giới hạn cho cơng tác quản trị RRHĐ của mình.

Mức độ tổn thất

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử của NHCT Việt Nam)

Để việc nhận diện rủi ro thực hiện hiệu quả dựa trên cơ sở dữ liệu tổn thất, thông tin

cần được lưu trữ trong ít nhất 3 năm. về vấn đề này, NHCT qua từng năm cũng đã xây dựng được một hệ thống lưu trữ thơng tin lớn, tổng hợp từ tồn bộ hệ thống chi nhánh, phịng giao dịch nhưng vẫn đảm bảo khả năng trích xuất dễ dàng. NHCT chi nhánh Thành

phố Hà Nội cũng như các chi nhánh khác trên hệ thống thường xuyên thực hiện cập nhật

đối với các thông tin trên cở dở dữ liệu để việc nhận diện cũng như đo lường, đánh giá rủi

ro được thực hiện một cách chinh xác nhất.

2.2.2.2. Đo lường rủi ro hoạt động

Từ những thông tin về sự kiện rủi ro, tổn thất thu thập được, bộ phận kiểm tra kiểm soát rủi ro của NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tiến hành sử dụng các công cụ, thước đo... để đo lường RRHĐ của chi nhánh. Áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II, NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng như toàn hệ thống đã áp dụng bộ chỉ tiêu KRIs để đo lường các RRHĐ của chi nhánh.

Hệ thống chỉ số đo lường KRI của hệ thống NHCT ghi nhận lại số lượng, tần suất của các sự kiện rủi ro và tiềm ẩn rủi ro trong các lĩnh vực tác nghiệp của ngân hàng (ví dụ như số nợ quá hạn, số trường hợp vi phạm qui trình tín dụng, cho vay quá hạn mức, các lỗi và sai sót trong việc kinh doanh ngoại hối, số lượng gian lận ghi nhận

được).. .và cho điểm. Từ đó nêu lên các điểm, các sự kiện rủi ro và các sự kiện tiềm ẩn rui ro; giúp ngân hàng nhin nhận và đánh giá đúng các RRHĐ để từ đó có được các chính sách, phương pháp thích hợp.

Để việc đo lường đạt được hiệu quả cũng u cầu thơng tin được lưu trữ trong vịng ít nhất 3 năm. Bên cạnh đó chất lượng dữ liệu cũng cần được kiểm sốt chặt chẽ để đảm bảo tính đúng đắn trong việc tính tốn. Tuy vậy, việc tính tốn để đo lường RRHĐ cũng rất phức tạp bởi một sự kiện rủi ro có thể gây phá sản cả ngân hàng, nhưng cũng có nhiều sự kiện rủi ro thường hay phát sinh gây tổn hại rất nhỏ. Chính vì vậy, NHCT Việt Nam và các chi nhánh đã sử dụng các phẩn mềm quản lý RRHĐ nhằm tính tốn được giá trị RRHĐ (Op Var). Từ đó ngân hàng có thể dự trù được nguy cơ tổn thất và có các phương án phòng bị hiệu quả.

Sau khi các rủi ro hoặc nguy cơ rủi ro được đánh giá, Khối quản lý rủi ro tại Hội sở chính sẽ xây dựng báo cáo các chỉ số rủi ro chính nhằm cung cấp thơng tin cho Ban lãnh đạo cũng như các chi nhánh để nhận định được tình hình RRHĐ tại đơn vị của mình, xem xét cách thức thực hiện các chính sách và có sự điều chỉnh cần thiết.

Hệ thống chấm điểm, đo lường RRHĐ còn giúp so sánh giữa các chi nhánh, cơ sở giao dịch trên tồn hệ thống, từ đó giúp các nhà quản lý khoanh vùng được các khu vực, chi nhánh gặp nhiều rủi ro, tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp kịp thời.

2.2.2.3. Kiểm soát RRHĐ

NHCT chú trọng đầu tư vào các biện pháp kiểm sốt phịng ngừa khi mà bước đầu đã xây dựng được hồ sơ RRHĐ cho phép nhanh chóng cung cấp cho Ban Lãnh đạo cấp cao về các RRHĐ chính yếu của ngân hàng. Hồ sơ RRHĐ là công cụ tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc triển khai các sáng kiến chiến lược nhằm giảm thiểu những rủi ro này cũng như từng bước giải quyết vấn đề phân tách trách nhiệm ở cấp độ chi nhánh nhằm đảm bảo một môi trường kiểm soát hiệu quả. Trong giai đoạn 2013 - 2015, từ những hồ sơ RRHĐ đã quản lý, NHCT có thể xây dựng những chiến lược quản trị RRHĐ trung và dài hạn cùng với việc tính vốn và quản trị vốn cho RRHĐ.

Mơ hình quản lý RRHĐ được định hướng theo mơ hình 3 vịng kiểm sốt đề cao vai trị nhận diện, đánh giá, giảm thiểu RRHĐ ngay từ vịng 1. Đó là các đơn vị kinh doanh trực tiếp, tiếp xúc với các nhân tố tạo ra rủi ro hàng ngày. Vòng 2 là các đơn vị quản lý RRHĐ cấp độ tồn ngân hàng và vịng 3 là bộ máy kiểm toán nội bộ trực

thuộc Ban Kiểm soát.

Tại NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội chủ yếu thực hiện vịng kiểm sốt thứ nhất, khi mà chi nhánh trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh với các khách hàng.

Quán triệt chặt chẽ theo khẩu vị rủi ro cùng nguyên tắc quản trị của toàn bộ hệ thống, Chi

nhánh Thành phố Hà Nội đã áp dụng theo các qui tắc, chuẩn mực được đặt ra theo các qui

định của NHNN cũng như của Hội sở chính, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra RRHĐ. Bộ

phận Kiểm tra nội bộ của chi nhánh cũng thường xuyên báo cáo tình hình các loại hình rủi

ro tới Phịng quản lý rủi ro và Bộ phận kiểm soát nội bộ của NHCT để có được sự đánh giá tồn diện về các rủi ro tiềm tàng, nhất là các RRHĐ mà chi nhánh có thể gặp phải để

từ đó có biện pháp quản trị phù hợp.

Bên cạnh đó, NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng chú trọng tuân thủ các chương trình nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức của tồn hệ thống như Chính sách ln chuyển, phân cấp ủy quyển, cài đặt chốt kiểm sốt của Trụ sở chính tại các chi nhánh, đường dây nóng Ethic hotline.... Chi nhánh cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đột xuất đối với việc tuân thủ các qui định, chính sách QTRRHĐ của ngân hàng tại chi nhánh để kịp thời chấn chỉnh các sai sót, khuyết điểm.

2.2.2.4. Các chính sách khác về quản trị RRHĐ của NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015

• Thực hành ngun tắc về văn hóa và con người:

NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của chi nhánh. Bên cạnh đó, do RRHĐ xảy ra cũng có thể từ những nguyên nhân sai sót hoặc gian lận của các nhân viên, vì vậy chi nhánh cũng đặc biệt quan tâm tới việc quản trị nguồn nhân lực để từ đó tối thiểu hóa các RRHĐ do con người gây nên.

Cụ thể, đối với việc tuyển dụng, Chi nhánh Thành phố Hà Nội cùng các chi nhánh khác trên toàn hệ thống thực hiện tổ chức các kì thi tuyển dụng theo đúng qui chế, có chất lượng, cơng khai, hướng tới xây dựng một đôi ngũ nhân viên trẻ với trình độ hiểu biết rộng về lĩnh vực tài chính ngân hàng cùng các kĩ năng tin học và ngoại ngữ thành thạo. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phối hợp cùng Hội sở chính tiến hành thực hiện các khóa đào tạo nâng cao kĩ năng và kiến thức thường xuyên cho mọi đối tượng nhân viên để đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Đối với chính sách với các cán

bộ, NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng áp dụng đúng những chính sách của Hội sở chính như xây dựng cơ chế tiền lương và thưởng theo khối lượng và hiệu quả công việc, phát động các phong trào thi đua...

Một điểm thay đổi rõ nét trong công tác quản trị tại NHCT Việt Nam và các chi nhánh trong những năm gần đây là nâng cao nhận thức và văn hóa quản lý RRHĐ cho các nhân viên trên tồn hệ thống, đề cao thượng tôn pháp luật và ý thức tuân thủ, khuyến khích tinh thần sáng tạo, đổi mới. Cuộc thi “Nhà quản lý RRHĐ thông minh” được phát động từ tháng 7 năm 2015 đã nhận được hiệu ứng tốt từ các chi nhánh và phịng/ban Trụ sở chính. Từ cuộc thi đã tập hợp được các ý tưởng, sáng kiến cải tiến hướng đến cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, an toàn, bảo mật và giảm tối đa RRHĐ phát sinh cho khách hàng tại NHCT.

Tham khảo kinh nghiệm của các đối tác chiến lược là Ngân hàng BTMU, NHCT cũng đã chú trọng đào tạo, xây dựng và tuyển dụng một đội ngũ cán bộ triển khai quản lý RRHĐ chủ chốt có kinh nghiệm, có năng lực. Cán bộ được đào tạo bài bản để có thể áp dụng những chuẩn mực quản trị RRHĐ tiên tiến, phù hợp với trình độ và lộ trình phát triển của NHCT.

• Cơ cấu bộ máy quản trị RRHĐ

Việc tổ chức bộ máy quản lý RRHĐ là một việc khá mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đối với NHCT Việt Nam, Phòng Quản lý rủi ro Thị trường và tác nghiệp đã được thành lập vào tháng 3 năm 2006 với trách nhiệm tư vấn cho Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo về nguy cơ rủi ro thị trường và RRHĐ đối với từng loại hình sản phẩm dịch vụ, cũng như xây dựng các chính sách, phương pháp và cơ cấu hiệu quả để giảm thiểu các rủi ro này. Bên cạnh đó, Khối QLRR đã được thành lập vào ngày 9/1/2013 với sự trợ giúp từ đối tác BTMU nhằm mục đích xây dựng các chính sách QTRR phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Trực thuộc Khối QLRR có Phịng Quản lý RRHĐ, Phòng QLRR thị trường, Phòng Quản lý Rủi ro Tín dụng, Phịng Chế độ chính sách tín dụng và đầu tư, Phịng Pháp chế, Phịng quản lý nợ có vấn đề và Phịng Kiểm tra Kiểm sốt nội bộ. Cuối cùng, cấp đánh giá, kiểm tra cao nhất đối với các hoạt động, rủi ro của ngân hàng chính là bộ phận Kiểm tốn nơi bộ. Bộ phận này chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị về tình hình tn thủ các qui định chính sách cũng như các rủi ro của ngân hàng.

Tại NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội, Phòng QLRR được thành lập vào tháng 7 năm 2006. Chức năng chính của Phịng QLRR tại Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng như các chi nhánh khác, đó là hỗ trợ cho Ban lãnh đạo NHCT tại các chi nhánh trong việc ngăn ngừa nguy cơ xảy ra rủi ro nói chung và RRHĐ nói riêng trong phạm vi chi nhánh. Phòng QLRR tại Chi nhánh Thành phố Hà Nội sẽ định kì gửi các báo cáo về quản trị rủi ro về Khối QLRR để được phân tích đánh giá.

Bên cạnh đó, Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh có chức năng đánh giá

việc tuân thủ các qui định, chính sách trong việc thực hiện nghiệp vụ đối với từng bộ phận

của ngân hàng. Chính vì vậy, phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc ghi nhận và nhận diện các RRHĐ tại chi nhánh

Tuy nhiên, chức năng quản lý RRHĐ tại NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội không chỉ phụ thuộc vào Phịng QLRR và Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ mà còn được thực hiện bởi các bộ phận và nhân viên trong tồn bộ chi nhánh như các kiểm sốt viên, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phịng kế tốn tài chính.. .cùng có những tiêu chuẩn và qui định làm việc nghiêm ngặt và các trách nhiệm

báo cáo với ban lãnh đạo chi nhánh về bất cứ những biểu hiện hay nguy cơ rủi ro xảy ra để có cách thức ngăn ngừa phù hợp.

• Hệ thống cơng nghệ thông tin

Trước thời điểm năm 2005, NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội cũng như các chi

nhánh và phịng giao dịch trong tồn hệ thống vẫn được vận hành và quản lý trên hệ thống

phân tán khơng tập trung mà trong đó, tiền gửi và tiền cho vay được quản lý bằng chương

trình SAMIS và MISAC. Từ năm 2005, NHCT Việt Nam đã chuyển sang sử dụng hệ thống Core Banking cho phép kết nối trực tuyến từ trung tâm máy chủ tới toàn bộ chi nhánh và phòng giao dịch. Vào ngày 17 tháng 12 năm 2012, NHCT Việt Nam cùng nhà thầu Fidelity đã bắt đầu khởi công dự án thay thế CoreBanking với mục đích đa dạng hóa

sản phẩm dịch vụ, nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, tăng năng suất lao động và đáp ứng quản trị rủi ro chuyên nghiệp.

NHCT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thành phố Hà Nội nói riêng ln tích cực ứng dựng khoa học cơng nghệ để trợ giúp cho q trình kiểm tra, kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro. Trong những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, Ban Kiểm tra

kiểm sốt nội bộ và Phịng Quản lý và Hỗ trợ Incas của ngân hàng đã phối hợp với các phòng ban chức năng để cho ra đời Chương trình Sysmon nhằm đổi mới cơng tác giám sát nội bộ, hạn chế rủi ro và đảm bảo an tồn hệ thống.

Chương trình Sysmon được chia thành 2 nhóm chức năng chính. Nhóm 1: hỗ trợ đánh giá tồn thể hoạt động, đánh giá mực độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của các Chi nhánh, toàn hệ thống, giúp cho công tác quản trị điều hành và giám sát. Nhóm 2: đưa ra thơng tin liên quan cho việc khoanh vùng trọng điểm các giao dịch hoạt động có dấu hiệu gian lận hoặc tác nghiệp sai, giúp phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, chấn chỉnh nhanh chóng, hiệu quả nhưng tiết kiệm tối đa lao động và chi phí.

Phịng kiểm tra, kiểm sốt của NHCT Chi nhánh Thành phố Hà Nội định kì gửi các báo cáo, thơng tin hoạt động lên Trụ sở chính để nhập vào chương trình Sysmon. Chương trình sau đó sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh cũng như các giao dịch tiểm ẩn rủi ro để từ đó có sự khắc phục kịp thời.

• Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP việt nam chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 621 (Trang 32 - 39)