Các nguồn thu khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 25 - 28)

Ngồi hai nguồn thu chính trên, các trường đại học cịn có thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân, các nguồn tài trợ của nước ngoài, các nguồn thu do hoạt động nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất tạo ra, các khoản thu từ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng,...Các nguồn thu này sẽ tạo điều kiện cho các trường nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Nó cũng giúp khai thác tiềm năng của các thành phần, tổ chức kinh tế đóng góp kinh phí khi ngân sách cịn hạn hẹp, đồng thời phát huy tính năng động của các trường đại học trong việc huy động nguồn tài chính cho GD-ĐT. Với xu hướng nâng cao tính tự chủ về tài chính cho các trường đại học như hiện nay, việc tăng cường khai thác các nguồn vốn này đang trở thành một trong những chiến lược đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường đại học.

Công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn và dịch vụ trong các cơ sở đào tạo hiện chiếm khoảng 3%-4% tổng số kinh phí nghiên cứu khoa học của cả nước. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Các sản phẩm nghiên cứu lại không được tiếp thị nên nhiều đề tài rất có ý nghĩa đối với sản xuất nhưng khơng được áp dụng, không được trao đổi, mua bán trên thị trường. Cơ chế đầu tư cho nghiên cứu khoa học nói chung còn bị phân tán, hiệu quả thấp, chậm đổi mới. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giảng dạy và nghiên cứu còn lỏng lẻo. Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cịn hạn chế. Vì vậy việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu rất hạn chế.

Để tăng cường nguồn đầu tư cho phát triển GD- ĐT, thực hiện đa dạng hố các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và

tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, cần thiết phải tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các tổ chức quốc tế và các nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục. Nhờ đó mà nguồn vốn ODA cho GD- ĐT những năm qua đã tăng đáng kể. Việc ban hành Nghị định 06/2000/NĐ-CP quy định về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài của bệnh viện, trường học, việc nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, với nhiều điều khoản được ưu đãi như thuế, bảo đảm cân đối ngoại tệ... đã thu hút nhiều đầu tư cho GD- ĐT. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, vừa học vừa làm nên nhiều chính sách về thu hút đầu tư còn chưa nhất quán và hay thay đổi gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Việc triển khai các dự án vốn vay ODA thường chậm trễ do nhiều nguyên nhân như: nội dung dự án do các nhà tài trợ giúp chưa sát với thực tế Việt Nam, thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn các thủ tục tiếp nhận và sử dụng ODA.

1.2.2.Quản lý chi tiêu

- Chi thường xuyên: gồm tất cả các khoản xảy ra thường xuyên và liên tục hàng năm và được sử dụng hết trong năm đó, khơng thể dùng lại trong năm sau. Chi thường xuyên gồm các khoản sau:

+ Chi tiền lương, tiền công.... + Chi học bổng, trợ cấp xã hội... + Chi quản lý hành chính

+ Chi nghiệp vụ chun mơn + Chi thuê chuyên gia, giảng viên + Chi bồi dưỡng nghiệp vụ hè

+ Chi cho công tác giáo dục, an ninh quốc phòng + Chi cho thi tốt nghiệp

+ Chi đề tài nghiên cứu khoa học + Chi sửa chữa thường xuyên + Các khoản chi khác

- Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với - Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát), chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao.

- Chi đầu tư phát triển, gồm chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước.

- Chi trả vốn vay, vốn góp - Các khoản chi khác

Để đảm bảo các nội dung chi này, các trường đại học chủ yếu dựa vào nguồn cấp phát của NSNN. Hiện nay, nguồn đầu tư của NSNN vẫn chiếm ưu thế trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo do hệ thống trường cơng cịn chiếm tỷ lệ lớn. Mặt khác việc xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo còn chưa phổ biến nên chưa thu hút được các nguồn đầu tư khác cho hệ thống giáo dục. Chi NSNN cho giáo dục bao gồm 4 nhóm chi sau:

- Nhóm 1: Chi cho con người. Gồm lương, phụ cấp lương, phúc lợi, bảo

hiểm xã hội. Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên đại học, cán bộ công nhân viên của các đơn vị. Khoản chi này theo kế hoạch chiếm khoảng 35-45% tổng chi của các trường và trong thực tế thì các trường cũng chi cao hơn kế hoạch, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo được cuộc sống cho các giảng viên.

- Nhóm 2: Chi quản lý hành chính. Gồm cơng tác phí, cơng vụ phí như

điện, nước, xăng xe, hội nghị... Đây là khoản chi mang tính gián tiếp địi hỏi phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý tiết kiệm và có hiệu quả. Khoản chi này thường chiếm khoảng 20% tổng chi thường xuyên.

- Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn. Gồm các khoản chi mua giáo trình,

tài liệu, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, vật liệu, hố chất phục vụ thí nghiệm, phấn viết...tuỳ theo nhu cầu thực tế của các trường. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trị quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, chiếm khoảng 15% tổng chi. Hiện nay, trong thời đại công nghệ phát triển rất nhanh, nhu cầu thay đổi công nghệ phục vụ giảng dạy đang đòi hỏi một nguồn vốn lớn. Vì vậy, việc tăng tỷ trọng chi cho giảng dạy và học tập là một trong những điều kiện để giúp nền giáo dục đại học nước nhà tránh tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

- Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa. Gồm các khoản chi cho việc sửa chữa,

nâng cấp trường, lớp, bàn ghế, trang thiết bị trong lớp học đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập. Hiện nay tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập dẫn đến ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng đào tạo. Vì vậy khoản chi này cũng cần được chú trọng hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w