Nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 61 - 65)

12. Trung tâm dịch vụ

2.2.1.2. Nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc

Đối với Trường ĐHTM, nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp vẫn đóng vai trị quan trọng và quyết định đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, hàng năm chiếm khoảng 30-40% tổng nguồn kinh phí của trường.

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn thu của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004-2008

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo quyết tốn tài chính Trường Đại học Thương mại 2004-2008

Qua số liệu bảng trên ta thấy, tỷ trọng nguồn ngoài NSNN tăng dần qua các năm, cho thấy nhà trường đã đẩy mạnh được công tác xã hội hoá giáo dục, đa dạng các nguồn tài chính phục vụ cho sự nghiệp GD ĐT và đã thành cơng trong việc huy động các nguồn tài chính ngồi NSNN. Đối với Trường ĐHTM, ngoài nguồn vốn do NSNN, trường có thể huy động từ các nguồn sau:

- Học phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác của người học theo quy định

- Huy động từ vốn vay và viện trợ khơng hồn lại, các dự án của nước ngoài, từ các tổ chức kinh tế - văn hoá – giáo dục trong và ngoài nước.

- Huy động từ các địa phương, các ngành theo yêu cầu đào tạo theo địa chỉ và nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ, hoạt động dịch vụ phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội.

Bảng 2.6: Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004-2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Lượng Tổng Học phí, lệ phí Nguồn khác

Nguồn: Báo cáo quyết tốn tài chính trường đại học Thương mại từ 2004-2008

Qua bảng trên ta thấy, nguồn thu ngoài NSNN tăng lên hàng năm. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng nguồn ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng nguồn kinh phí của trường thì vẫn chỉ chiếm dưới 60%. Trong đó, nguồn thu chủ yếu ngồi ngân sách của trường vẫn tập trung vào sự đóng góp học phí, lệ phí của người học. Khoản thu này để bù đắp thêm cho việc giảng dạy của giảng viên, phục vụ công tác đào tạo và đào tạo lại, trang bị thêm cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập. Mặt khác, theo thông tư 54/TT-LB ngày 31/08/1998 hướng dẫn thu và sử dụng học phí trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thì mức thu hệ đào tạo đại học từ 50.000 đồng đến 180.000 đồng/1 sinh viên/ 1 tháng và thu cho 10 tháng/ 1 năm học, vì vậy nguồn thu từ học phí và lệ phí đã tăng lên. Tuy nhiên, định mức học phí như vậy đã khơng cịn phù hợp với tình hình hiện nay. Trong thời gian tới, nếu quy định về mức thu học phí tăng lên thì nguồn thu của nhà trường từ học phí và lệ phí sẽ cịn tăng hơn nữa. Bên cạnh đó, việc quy mơ đào tạo của trường ngày càng tăng thì nguồn thu từ học phí và lệ phí trong

tương lai sẽ đóng vai trị quan trọng trong nguồn tài chính nhà trường huy động được, đảm bảo bù đắp nhu cầu tài chính cho nhà trường.

Các khoản thu khác trong đó thu từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước, nhưng trong những năm gần đây cũng được quan tâm hơn và đang có xu hướng tăng lên. Đó chủ yếu là vì quy mơ đào tạo và các loại hình đào tạo được mở rộng như đào tạo tại chức, đào tạo liên kết nước ngoài,... đồng thời nhà trường cũng tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước. Riêng hoạt động nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có. Trong những năm tới nhà trường cần chú ý quan tâm tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp nhằm tăng thêm nguồn thu và hỗ trợ công tác giảng dạy học tập. Đối với các nguồn thu khác, nguồn thu từ các trung tâm dịch vụ và ký túc xá trong trường cịn ít và khơng ổn định.

Một nguồn thu rất quan trọng là nguồn tài trợ, viện trợ và nguồn thu từ các dự án nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang ngày càng được mở rộng. Đó là do từ năm 2001 nhà trường đã tham gia đấu thầu các dự án và đã trúng thầu nhiều dự án: Dự án giáo dục đại học mức A, mức B,... là một nguồn vốn quan trọng của nhà trường nhằm trang bị thêm các phòng học hiện đại để triển khai giảng các bài giảng điện tử, trang thiết bị văn phòng cho các khoa đào tạo, lắp đặt các phịng vi tính, xây dựng thư viện điện tử,...Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế của nhà trường cịn rất ít nhưng đã tăng dần qua các năm vì từ năm 2005, trường đã liên kết hợp tác với một số trường ở cộng hoà Pháp, Trung Quốc,... đào tạo cử nhân và thạc sỹ.

Mặc dù nguồn thu của nhà nước cấp vẫn đóng một vai trị quan trọng, nhà trường vẫn chưa có một định hướng và kế hoạch cụ thể nào để tăng cường khai thác và sử dụng chúng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Các

nguồn thu chủ yếu phát sinh một cách tự nhiên, nhà trường cần tích cực trong việc tìm kiếm các nguồn thu khác, tránh dựa vào ngân sách Nhà nước. Để trong thời gian tới, nếu phải thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường có thể đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w