Quản lý chênh lệch thu ch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 71 - 75)

12. Trung tâm dịch vụ

2.2.3. Quản lý chênh lệch thu ch

Cuối mỗi năm, phần chênh lệch thu chi của trường được xác định theo công thức sau:

Chênh lệch thu chi = Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi thường xuyên

- Chi hoạt động thường xuyên Cụ thể, chênh lệch thu chi và phân phối chênh lệch thu chi của Trường ĐHTM thể hiện qua bảng 2.9:

Bảng 2.9: Phân phối chênh lệch thu chi của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004-2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Số dƣ đầu năm

Tổng nguồn tài chính Tổng chi

Chênh lệch thu chi

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập - Quỹ khen thưởng

Nguồn: Báo cáo quyết tốn tài chính trường đại học Thương mại từ 2004-2008

Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu (sau khi loại trừ kinh phí nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước, vốn vay, viện trợ) và phần chi tương ứng, trường trích lập các quỹ sau:

- Quỹ dự phịng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động

trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, thường là tương đương 2 tháng lương.

- Quỹ khen thưởng được dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập

thể, cá nhân theo kết quả cơng tác và thành tích đóng góp.

- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức. Chi cho người lao động trong biên chế, khi thực hiện tinh giản biên chế.

- Phần còn lại được kết chuyển sang năm sau.

Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy, việc phân phối chênh lệch thu chi của trường khá hợp lý và phù hợp với quy định của Nghị định 10/2002/NĐ- CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 về “Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu”. Tuy nhiên, ta thấy chênh lệch thu chi qua các năm có xu hướng tăng dần, do đó đảm bảo được việc cải thiện đời sống cán bộ công nhân, đồng thời làm tăng nguồn tài chính cho việc xây dựng các cơng trình phúc lợi và thực hiện các hoạt động phúc lợi tập thể của trường. Tuy nhiên, do chênh lệch thu chi cịn ít, nên trường cũng chưa trích lập được Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm

công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho cán bộ, viên chức trong trường. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần có chính sách tăng cường thu hút các nguồn tài chính đồng thời giảm các khoản chi, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài chính trong trường để làm tăng chênh lệch thu chi, giúp nâng cao chất lượng đời sống cán bộ và chất lượng giảng dạy đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w