Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 76 - 80)

12. Trung tâm dịch vụ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Qua những phân tích trên, ta thấy việc quản lý tài chính tại Trường ĐHTM cịn tồn tại những vấn đề sau:

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường ĐHTM tăng hàng năm, nhìn chung đủ đáp ứng một phần nhu cầu chi thường xuyên của trường. Tuy nhiên, chưa có chiến lược, định hướng và biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý theo kế hoạch để đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường trong dài hạn, đặc biệt là trong thời kỳ trường đang nỗ lực xây dựng mơ hình trường đại học đa ngành đa lĩnh vực như định hướng từ nay đến năm 2015 và năm 2020.

Nguồn tài chính của trường vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào nguồn học phí trong khi mức thu học phí vẫn khơng thay đổi. Định mức thu học phí hiện nay khơng đáp ứng được u cầu tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong khi đó, nhu cầu học tập của xã hội ngày càng tăng cao, đặc biệt là khi trường chuyển hướng đào tạo theo tín chỉ và tuyển sinh trên phạm vi cả nước mà nguồn ngân sách Nhà nước cấp lại tăng chậm, không đáp ứng được nhu cầu chi cho quy mô đào tạo vượt chỉ tiêu Nhà nước giao.

Nguồn thu từ việc hợp tác và nghiên cứu khoa học còn chiếm tỷ trọng thấp. Các nguồn thu khác từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế cịn ít cho thấy

trường chưa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như tận dụng các trang thiết bị hiện có.

Việc phân bổ giữa các nội dung chi cũng chưa hợp lý, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Chính sách chi chưa nhằm tạo ra cơ cấu ngành đào tạo cân đối, giữa chi thường xuyên với chi cho xây dựng cơ bản, chi cho các chương trình mục tiêu và chi cho cơ sở vật chất trang thiết bị.

Việc khai thác các nguồn ngồi ngân sách Nhà nước cịn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch, định hướng về các nguồn có thể khai thác và hướng sử dụng các nguồn này cho giáo dục đào tạo. Điều này ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách của trường. Do đó, việc nâng cao đời sống cán bộ giảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, còn chưa được quan tâm.

Việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Nhà trường đang tập trung xây dựng đề án để khai thác được các nguồn tài chính từ bên ngồi phục vụ cho giảng dạy, tạo lập các mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường chưa tạo được cơ chế ổn định để tăng cường sự quản lý tài chính cũng như cơ chế quản lý và khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị có hiệu quả. Mặc khác, đội ngũ cán bộ tài chính - kế tốn cịn chưa đáp ứng được u cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay, chưa đáp ứng được chức năng tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Các trung tâm trong trường đã và đang được hình thành để đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển của nhà trường. Tuy nhiên các trung tâm này chưa phát huy được vai trị của mình và hiện vẫn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí cấp hàng năm của nhà trường.

Việc hợp tác quốc tế bước đầu đi vào ổn định và tạo nguồn thu tương đối ổn định cho trường, tuy nhiên do chi phí cho việc liên kết đào tạo là rất lớn, vì vậy nguồn tài chính cịn lại là khơng nhiều. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch để làm sao mà tăng nguồn thu, đồng thời hạn chế bớt chi phí.

Mặc dù nhà trường đã trúng thầu nhiều dự án, tuy nhiên cơng tác triển khai cịn chậm và chưa đúng tiến độ, nên các dự án trên giải ngân chậm, trang thiết bị mua về nhưng chưa được sử dụng, làm tăng chi phí quản lý và bảo dưỡng tài sản.

Chênh lệch thu chi hàng năm cịn ít, vì vậy nhà trường chưa trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho cán bộ giảng viên trong trường.

Nguyên nhân của những yếu kém trên chủ yếu là do:

Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo cịn hạn hẹp, mới chỉ chiếm khoảng 16% trong khi những năm 90, các nước ASEAN tỷ lệ này đã là 20- 22%. Nếu xét mức bình quân đầu nguời, Việt nam đạt 7-8 USD/người, mức chi đó chỉ bằng 1/29 so với Hàn Quốc, 1/22 so với Malaixia và 1/8 so với Thái Lan.

Việc xã hội hoá giáo dục chưa được thể chế hoá bằng văn bản pháp luật nên chưa tạo được hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được một cách có hiệu quả.

Cơ sở vật chất trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được với sự gia tăng về quy mơ sinh viên. Vì vậy, tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là dạy và học chay, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Nghị định 10 cịn chưa đầy đủ, do đó tạo tâm lý lo ngại sau khi được giao quyền tự chủ, ngân sách Nhà nước cấp sẽ giảm đi, chất lượng đào tạo giảm hoặc hạn chế phúc lợi trong thu nhập của nhà trường. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn thực hiện NĐ 10/CP chưa đồng bộ làm việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp vẫn chưa xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị dự toán trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là đối với các trường đại học vùng và cơ quan quản lý giáo dục các cấp để việc tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm. Mặt khác, việc tự chủ tài chính trong điều kiện quy định về mức học phí và chỉ tiêu đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định, gây rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho các hoạt động của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính - kế tốn cịn chưa đáp ứng được xu hướng mới về quản lý tài chính theo hướng xã hội hố giáo dục và tự chủ tài chính. Mặt khác, việc hiện đại hố cơ sở vật chất và tin học hoá các hoạt động quản lý tài chính chưa được chú trọng và cũng chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý tài chính.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học thương mại (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w