Hiện trạng khai thác hải sản về mặt môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khai thác hải sản ở tỉnh quảng bình theo hướng bền vững (Trang 95 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Hiện trạng khai thác hải sản về mặt môi trƣờng

3.4.1. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hàng năm, song song với công tác phổ biến pháp luật cho ngƣ dân, Sở Nơng nghiệp và PTNT đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức công tác tuần tra, kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính các trƣờng hợp vi phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong giai đoạn từ năm 2008-2013, đã tổ chức 323 đợt tuần tra, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm tra 5.563 lƣợt phƣơng tiện, phát hiện và xử lý 676 phƣơng tiện vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính

với tổng số tiền 1.478 triệu đồng và tịch thu 3,23kg mìn, 0,9m dây cháy chậm, 25 kíp, 35 bình acquy, 83 kích điện, 230m dây điện. Qua đó góp phần quan trọng trong cơng tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.30. Kết quả thanh tra, kiểm tra về KT&BVNL thủy sản

Số đợt Năm kiểm tra (đợt) 2008 68 2009 51 2010 46 2011 46 2012 59 2013 53 Tổng 323 cộng

3.4.2 Tình trạng khai thác bất hợp pháp

Mặc dù công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có nhiều cố gắng nhƣng do thiếu nhân lực, phƣơng tiện (hiện tại tồn tỉnh chỉ có một tàu Kiểm ngƣ cơng suất 385cv trong khi phải quản lý toàn bộ vùng biển rộng lớn của tỉnh), kinh phí hoạt động hạn chế nên hiệu quả vẫn còn hạn chế, các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn cịn xẩy ra, cụ thể:

+ Tình trạng sử dụng ngƣ cụ khơng đúng quy định nhƣ kích thƣớc mắt lƣới nhỏ hơn cho phép, ánh sáng vƣợt mức cho phép, khai thác sai tuyến đặc biệt là tàu giã cào đôi ngoại tỉnh hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ vẫn cịn xẩy ra;

+ Việc sử dụng mìn, xung điện đặc biệt là tình trạng các tàu giã cào đơn

ở Quang Phú – Đồng Hới sử dụng kích điện để khai thác hải sản chƣa đƣợc đẩy lùi;

+ Việc khai thác, kinh doanh tôm hùm con và tôm hùm mang trứng vẫn còn xẩy ra;

+ Chƣa phân vùng, phân cấp quản lý, giao mặt nƣớc cho cộng đồng ngƣ dân tham gia quản lý bảo vệ nguồn lợi hải sản.

3.4.3 Biến động nguồn lợi hải sản

- Theo kết quả điều tra, khảo sát, hiện tại nguồn lợi hải sản tại vùng biển ven bờ đang ngày càng suy giảm dần, một số lồi hải sản có giá trị kinh tế nhƣ tơm hùm, ốc hƣơng, mực ống, mực nang, ghẹ, … trƣớc đầy xuất hiện nhiều tại vùng biển Hòn La – Vũng Chùa, Nhật Lệ, các rạn nhƣng nay đã giảm hẳn. Các thảm thực vật, rạ san hô ngày càng thu hẹp. Năng suất khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ giảm do nguồn lợi thủy sản giảm dẫn đến hiệu quả khai thác không cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khai thác hải sản ở tỉnh quảng bình theo hướng bền vững (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w