Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khai thác hải sản ở tỉnh quảng bình theo hướng bền vững (Trang 110 - 117)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp phát triển bền vững khai thác hải sản

4.2.4. Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngư

- Chú trọng đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác hải sản từ các nƣớc phát triển, thƣờng xuyên cập nhật, nắm bắt tình hình hoạt động khai thác hải sản của các địa phƣơng khác trong nƣớc để học tập kinh nghiệm và du nhập một số nghề khai thác có hiệu quả áp dụng cho tỉnh, trƣớc mắt chú trọng nghề câu cá ngừ đại dƣơng và nghề vây ngày;

- Ứng dụng thiết bị hỗ trợ khai thác hàng hải hiện đại, trƣớc mắt chú trọng máy dò cá ngang để trang bị trên các tàu cá làm nghề lƣới Vây nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hải sản;

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý, giám sát hoạt động tàu cá thông qua các hệ thống kết nối giữa đài tàu và Trạm bờ, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác thông tin dự báo ngƣ trƣờng, nguồn lợi hải sản, thơng tin thƣơng mại, phịng tránh thiên tai trên biển, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn nghề cá, thực thi pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách thƣờng xuyên, hiệu quả;

- Ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch tiên tiến bằng vật liệu Polyenytham. Đây là những vấn đề không thể thiếu trong sản xuất khai thác

- Áp dụng kỷ thuật đóng mới tàu cá, từng bƣớc đƣa tàu cá vỏ sắt vào sử dụng.

4.2.5. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Hình thành cơ chế, chính sách ƣu đãi thu hút nguồn lực có trình độ kỹ thuật chất lƣợng cao; chính sách hợp đồng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tỉnh với điều kiện sau khi học xong phải về cơng tác tại tỉnh; chính sách ƣu đãi đối với sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản về công tác tại các cơ quan có quản lý chuyên ngành cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;

- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật làm công tác khuyến ngƣ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

- Đối với các địa phƣơng có nghề cá trọng điểm của tỉnh nhƣ: Bảo Ninh, Đức Trạch, Quảng Phúc, Cảnh Dƣơng, ... cần có cán bộ chuyên trách về thủy sản nhằm nắm bắt một cách chính xác, kịp thời về nghề cá của địa phƣơng; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và tăng cƣờng công tác khuyến ngƣ tại địa phƣơng. Từng bƣớc hình thành và kiện tồn hệ thống cán bộ thủy sản chuyên trách ở từng địa phƣơng có nghề khai thác hải sản phát triển và số lƣợng ngƣ dân đông để theo dõi tình hính phát triển sản xuất nghề cá ở địa phƣơng, hƣớng dẫn chủ tàu cá và ngƣ dân thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của địa phƣơng và của Nhà nƣớc;

- Tổ chức các lớp đạo tạo thuyền trƣởng, máy trƣởng và thuyền viên tàu cá để đáp ứng đƣợc nhu cầu và phù hợp với tốc độ phát triển tàu cá của tỉnh, đặc biệt là các tàu có cơng suất lớn, từ 400cv trở lên. Trong phần đào tạo cần tăng cƣờng thực hành, đặc biệt là thực hành về đảm bảo an toàn, cứu hộ, cứu nạn trên biển;

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ thuật cho ngƣ dân, đặc biệt là các tàu cá khai thác hải sản xa bờ, các kiến thức về an toàn trên biển cũng nhƣ phổ biến pháp luật cho ngƣ dân hiểu đƣợc vai trị của mình đối với sự phát

triển nghề cá; tổ chức các lớp đào tạo cho ngƣ dân về bảo quản sản phẩm trên tàu cá, tránh thất thoát sản phẩm sau khai thác một cách thấp nhất qua đó nâng cao hiệu quả khai thác. Tập huấn về các phƣơng pháp tổ chức trong sản xuất đối với các tổ hợp tác sản xuất trên biển, phƣơng pháp quản lý mơ hình quản lý nghề cá cộng đồng;

- Tổ chức đào tạo nghề và hƣớng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm cho những hộ ngƣ dân làm nghề khai thác ven bờ phải chuyển sang một số nghề khác nhƣ nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt... để ngƣời dân nhanh chóng nắm bắt đƣợc kiến thức, phƣơng pháp sản xuất, tổ chức quản lý để sớm ổn định sản xuất và đời sống bằng nghề mới.

4.2.6. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác hải sản

- Tranh thủ các nguồn vốn để tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp và hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, các cảng cá, bến cá, chợ cá đã có, phát triển thêm một số cảng cá, bến cá, chợ cá ở những xã có nghề cá phát triển ;

- Tập trung đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật các cơ sở đóng mới, cải hốn tàu cá, đặc biệt là các cơ sở tại các xã nghề cá trọng điểm của tỉnh nhƣ Cảnh Dƣơng, Quảng Lộc, Quảng Phúc (Quảng Trạch), Thanh Trạch, Đức Trạch (Bố Trạch), Bảo Ninh (Đồng Hới) nhằm đáp ứng nhu cầu, yêu cầu về đóng mới, cải hốn các tàu cá có cơng suất lớn khai thác xa bờ ;

- Tổ chức xây dựng hệ thống chợ cá đầu mối và với các chợ nhỏ lẻ, có quy định và tổ chức lại việc tham gia của các chủ vựa, nậu cá đang hoạt động và đang có vai trị lớn trong dịch vụ, tiêu thụ các sản phẩm khai thác hải sản, tạo sự liên kết hài hòa trong thƣơng mại nghề cá.

- Hình thành và phát triển đội tàu dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm, cung cấp nhu yếu phẩm cho đội tàu đánh bắt trên biển.

- Tổ chức tốt công tác dịch vụ cung cấp đá lạnh, nhiên liệu, vật tƣ, ngƣ cụ, lƣới sợi,… phục vụ cho khai thác hải sản; bảo quản, sơ chế gắn với chế biến tại các cảng cá, bến cá, chợ cá;

KẾT LUẬN

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình từ đó đƣa ra định hƣớng và các giải pháp phát triển khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay việc phát triển khai thác hải sản ở Quảng Bình chủ yếu là mang yếu tố tự phát, chƣa thực sự bền vững, tỉnh chƣa có chính sách ƣu đãi đáng kể đối với các thành phần tham gia vào quá trình khai thác hải sản, mà mới chủ yếu thực hiện các chính sách đầu tƣ, hỗ trợ của Trung ƣơng, tiềm năng phát triển khai thác hải sản của tỉnh còn rất lớn.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại tỉnh Quảng Bình luận văn đã hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững khai thác hải sản tạo khung lý thuyết để phân tích, đánh giá hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng bình trong giai đoạn 2008-2013 từ đó rút ra đƣợc những thành công cũng nhƣ hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng bình trong giai đoạn 2008-2013 và đề ra đƣợc hệ thống quan điểm, phƣơng hƣớng và các giải pháp phát triển bền vững khai thác hải sản tỉnh Quảng bình trong thời gian tới.

Với phƣơng pháp nghiên cứu mang tính khoa học cao, với việc thu thập thông tin, số liệu hiện trạng phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình một cách khách quan, sát đúng với điều kiện thực tế, đồng thời bám sát các định hƣớng, chủ trƣơng phát triển khai thác hải sản của toàn quốc và của tỉnh, tác giả cho rằng các giải pháp mà luận văn nêu ra vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiển, hồn tồn có thể áp dụng có hiệu quả vào địa phƣơng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Duy Chinh (2008), Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và

chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam

2. Cục Thống kê Quảng Bình (2008-2013), Niên giám thống kê từ năm 2008

đến năm 2013

3. Phan Thị Dung (2010), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển bền

vững khai thác thủy sản vùng duyên hải Nam trung bộ”, Đại học Nha Trang

4. Phạm Văn Dũng và cộng sự (2012), Giáo trình ”Kinh tế chính trị đại cƣơng”, Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Vũ Cao Đàm (1999), Giáo trình ”Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

6. Phùng Giang Hải (2006),”Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh

Cà Mau; các yếu tố ảnh hưởng” Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển,

Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đình Hịe (2007), ”Mơi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Nguyễn Chu Hồi (2004), “Một số vấn đề về Phát triển bền vững đối với

ngành Thủy sản Việt Nam”

9. Nguyễn Văn Kháng (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài ”Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc

10. Trần Hồng Minh, 2010, Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa

11. Nguyễn Viết Nghĩa (2007), “Hiện trạng và khả năng khai thác nguồn lợi

biển Việt Nam”, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng

12. Phan Thị Nhiệm (2014), Giáo trình ”Kinh tế phát triển”, Đại học Quốc gia Hà Nội

13. Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định (2012), Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng

14. Lê Văn Ninh (2006), Một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai

thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ

15. Nguyễn Ngọc Oai (2011), Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ

của thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ

16. Sở Nơng nghiệp và PTNT Quảng Bình (2008-2013), Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2013

17. Nguyễn Viết Thành (2006), ”Phân tích kinh tế sinh học nghề lưới kéo

tôm ở Vịnh Bắc Bộ”, Luận văn Thạc sĩ

18. Thủ tƣớng chính phủ (2010), Quyết định số 1690/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

19. Thủ tƣớng chính phủ (2008), Quyết định số 289/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2008 về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân”.

20. Thủ tƣớng chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền

vững ở Việt Nam.

21. Thủ tƣớng chính phủ (2013), Quyết định số 375/QĐ-TTg, ngày 10 tháng

6 năm 2013 về việc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản”.

22. Thủ tƣớng chính phủ (2008), Quyết định số 48/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3

23. Thủ tƣớng chính phủ (2010), Quyết định số 63/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 10 năm 2010 về việc ban hành chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

24. Nguyễn Trọng Tuy và cộng sự (2008), Thực trạng và một số giải pháp

trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở tỉnh Tiền Giang

Tài liệu tiếng anh

1. FAO, 1999, Technical guidlines for responsible fisheries, Rome, 1999

2. FAO, Fishery Statistical Collections, Consumption of Fish and Fishery

Products.

consumption/en

3. IIED, 1995, Participation in Strategies for Sustainable Development, pg. 20

4. Nguyen Viet Thanh, 2006, Bioeconomic analysis of the shrimp trawl

fishery in the Tonkin Gulf, Vietnam, PhD thesis , University of Troms,

Norway

5. Nguyen Viet Thanh, Sustainable management of shrimp trawl fisheries in

Tonkin Gulf, Vietnam, Applied Economics Journal 18(2) 1-17, 2011.

[Kasersart University, ISSN 0858-9291]

6. UN CSD, 2007, Indicators of Sustainable Development: Guidelines and

Methodologies

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khai thác hải sản ở tỉnh quảng bình theo hướng bền vững (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w