1.3. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.3.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
NHTM thƣờng có rất nhiều các hình thức khác nhau để huy động vốn, chính do sự đa dạng về các hình thức huy động vốn của ngân hàng mà giúp mỗi ngƣời dân, mỗi doanh nghiệp tìm đƣợc cho mình một hình thức đầu tƣ hợp lý. Các NHTM đƣa ra ngày càng nhiều các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, kết hợp với việc mở rộng mạng lƣới hoạt động và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc huy động vốn của ngân hàng. Ngƣợc lại khi các hình thức huy động vốn của ngân hàng chƣa đa dạng, phong phú, chất lƣợng hoạt động các dịch vụ chƣa cao, hệ thống mạng lƣới cịn ít chƣa đƣợc mở rộng, chƣa tiện lợi cho khách hàng về việc giao dịch với ngân hàng điều này sẽ ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng
huy động vốn của ngân hàng và làm cho việc huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả khơng cao.
Ngƣời ta có thể phân loại các hình thức huy động vốn dựa theo các căn cứ sau:
1.3.2.1. Căn cứ vào phương thức huy động vốn
Tiền gửi
Trong xã hội luôn tồn tại những ngƣời thừa vốn và những ngƣời thiếu vốn. NHTM đã biết tận dụng điều này để tiến hành huy động vốn nhằm điều hòa nguồn vốn trong xã hội, bằng cách NHTM sử dụng những công cụ, những nghiệp vụ để huy động các nguồn vốn dƣ thừa trong xã hội và tiến hành phân phối lại cho những nơi thiếu vốn.
NHTM đã sử dụng những hình thức sau đây để tiến hành huy động vốn từ nguồn tiến gửi:
- Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ hạn): Là loại tiền gửi mà khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế gửi vào NHTM để nhờ NHTM giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dƣ cho phép, các nhu cầu chi trả của khách hàng đều đƣợc NHTM thực hiện. Mục đích chính của việc gửi thanh tốn là nhằm đảm bảo an tồn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, mục đích hƣởng lợi đối với loại tiền này chỉ là thứ yếu. Loại tiền gửi này thƣờng đƣợc quản lý ở các tổ chức tín dụng trên một tài khoản thanh toán hoặc tài khoản vãng lai.
Tiền gửi giao dịch có tính khơng ổn định vì vậy, để đảm bảo an tồn tín dụng các ngân hàng phải có một tỷ lệ dự trữ khá cao để thực hiện thanh toán. Lãi suất tiền gửi giao dịch rất thấp hoặc bằng khơng, thay vào đó chủ tài khoản có thể đƣợc hƣởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Đối với tiền gửi giao dịch, khách hàng đƣợc sử dụng các cơng cụ thanh tốn để chi trả nhƣ: ủy nhiệm chi, séc và các lệnh khác.
Số dƣ tiền gửi thanh tốn giúp hình thành nên nguồn vốn của NHTM, để tăng nguồn vốn này NHTM phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các dịch vụ trung gian để thu hút nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lớn. Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ cấu hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi đƣợc thực hiện tốt sẽ làm cho mức dƣ tiền gửi bình quân tại NHTM tăng lên và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng khoản tiền này để tiến hành cho vay mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của NHTM.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Là những khoản tiền gửi của khách hàng trong một
thời hạn nhất định đƣợc quy định trƣớc.
Đây là loại tiền gửi khách hàng đã có dự báo trƣớc đƣợc nhu cầu sử dụng vốn trong tƣơng lai. Về tính chất hoạt động thì giống tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhƣng mục đích gửi và đối tƣợng gửi khác nhau. Đối với loại tiền gửi này, NHTM chỉ kí một hợp đồng tiền gửi với khách hàng chứ không cấp sổ cho khách hàng giống nhƣ tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi có kỳ hạn đƣợc trả lãi, lãi suất đƣợc các ngân hàng ấn định tùy thuộc vào thời gian và thƣờng thay đổi theo thời kỳ. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ đƣợc rút vốn khi đến hạn và hƣởng toàn bộ số tiền lãi. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh, áp lực cạnh tranh lớn, để thu hút khách hàng các NHTM vẫn trả lãi cho khách hàng rút tiền trƣớc kỳ hạn với mức lãi thấp hơn. NHTM có thể trả lãi trƣớc cho khách hàng nếu họ muốn và cũng có thể trả lãi theo tháng
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi ổn định nên NHTM chủ động đƣợc nguồn vốn trong các thời kỳ để có thể cho vay, tìm kiếm những khoản đầu tƣ có thời gian hợp lý và lợi nhuận cao.
- Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân gửi vào tài khoản gửi tiết
kiệm, đƣợc xác nhận trên sổ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
đích chính là chi dùng cho tƣơng lai và hƣởng lãi. Đây là nguồn vốn hoạt động của NHTM, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao.
Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là của dân cƣ, các tầng lớp dân cƣ đều có các khoản thu nhập tạm thời chƣa sử dụng, khi họ có điều kiện tiếp xúc với ngân hàng thì họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm mục tiêu bảo tồn và hƣởng lãi theo định kì. Đây là loại hình kí thác rất đa dạng và phổ biến trong nền kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên với xã hội hiện nay thì ngƣời dân có rất nhiều các nguồn khác nhau để đầu tƣ tiền nhƣ là chứng khoán, bảo hiểm, hay họ tiết kiệm bằng cách cất giữ vàng,.. Các ngân hàng muốn thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm thì cần phải cố gắng khuyến khích dân cƣ thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà, bằng cách mở rộng mạng lƣới huy động, đƣa ra nhiều các hình thức huy động vốn đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
Ngoài tiền gửi của dân cƣ cịn có tiền gửi của các ngân hàng khác, nhằm mục đích nhờ thanh tốn hộ và một số mục đích khác, ngân hàng thƣơng mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô của nguồn vốn này là không lớn.
Tiền gửi tiết kiệm đƣợc chia thành 2 loại tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền chỉ
có thể rút tiền sau 1 kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cùng với lãi suất tƣơng ứng của từng kỳ hạn.
Nếu khách hàng rút tiền trƣớc kỳ hạn thì khách hàng sẽ đƣợc hƣởng lãi suất theo lãi suất không kỳ hạn. Nếu đến hạn ngƣời gửi tiền không rút ngân hàng xem nhƣ gửi một kỳ mới tƣơng ứng. Nếu quá thời hạn khách hàng mới đến thì ngân hàng vẫn tính lãi cho khách hàng.
Mục tiêu của khách hàng khi lựa chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức có đƣợc theo định kỳ. Đối với loại hình tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì lãi suất
đóng vai trị quan trọng để thu hút đối tƣợng khách hàng gửi tiền. Lãi suất trả cho loại TGTK định kỳ cao hơn cho loại TGTK không kỳ hạn. Mức lãi suất thay đổi theo kỳ hạn gửi tiền, thƣờng có các kỳ hạn là dƣới 12 tháng, từ 12 tháng đến dƣới 24 tháng, từ 24 tháng trở lên. Tùy theo loại đồng TGTK (VNĐ, USD, EUR hay vàng) và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi mà quy định lãi suất là khác nhau.
+ Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn:
Khi khách hàng có tiền nhàn rỗi nhƣng khơng xác định trƣớc nhu cầu chi tiêu của mình vào thời gian nào thì khách hàng sẽ gửi tiền của mình vào NHTM theo loại tiết kiệm khơng kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm của NHTM nhằm giúp khách hàng để dành tiền, tích lũy dần các khoản tiền cho chi tiêu và trong tƣơng lai mà vẫn hƣởng lãi. Đối với loại tiền gửi này khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc, đƣợc hƣởng lãi suất không kỳ hạn thấp do tính khơng ổn định của loại tiền gửi này và khơng đƣợc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán qua NHTM. Khách hàng sẽ đƣợc NHTM cấp cho sổ tiết kiệm, khi có nhu cầu gửi hay rút một phần số tiền gửi tiết kiệm, khách hàng phải xuất trình một số giấy tờ cần thiết NHTM sẽ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
1.3.2.2. Căn cứ theo loại tiền
Vốn huy động bằng nội tệ
Các NHTM huy động vốn bằng nội tệ thông qua tất cả các kênh huy động vốn khác nhau mà ngân hàng thực hiện, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động bằng nội tệ này vào các mục đích sử dụng khác nhau. Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất và đáp ứng đƣợc các nhu cầu sử dụng của ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu về cho vay, hiện tại chủ yếu các ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay bằng nội tệ chiếm tỷ lệ cao nhất.
Trong tổng số vốn huy động bằng nội tệ thì nguồn tiền gửi bằng nội tệ của các tầng lớp dân cƣ là có quy mơ và cơ cấu lớn, đối với khoản tiền gửi này thì chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm do đó nguồn tiền này tăng trƣởng khơng ổn định, lãi suất huy động bình quân cao, kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của ngƣời dân ngắn thƣờng là dƣới 12 tháng. Chính vì nó có ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dƣ nợ, kết quả kinh doanh và giảm sức cạnh tranh của NHTM.
Ngồi ra, cịn có tiền gửi bằng nội tệ của các TCKT – XH, nguồn này cũng có quy mơ và cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động, đối với tiền gửi này thì thƣờng là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hƣởng lãi suất thấp. Ngân hàng mà huy động đƣợc nhiều khoản tiền gửi này để cho vay và đầu tƣ thì sẽ giảm đƣợc chi phí vốn bình qn, tăng lợi nhuận. Ngân hàng cịn huy động tiền gửi bằng nội tệ của các TCTD khác nhƣng với quy mô và cơ cấu rất nhỏ.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Các NHTM cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ rồi quy ra nội tệ, nguồn vốn này cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn trong ngân hàng. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế, các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng cũng nhƣ ngân hàng.
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ, còn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cƣ và các TCKT – XH chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
1.3.2.3. Căn cứ theo đối tượng huy động
Nguồn vốn huy động từ dân cư
Nguồn vốn huy động từ dân cƣ chủ yếu đƣợc huy động qua hình thức nhận tiền gửi, phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân theo đầu ngƣời, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cƣ, chất lƣợng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng
tiền và tăng trƣởng vững chắc của nền kinh tế. Tiền gửi của dân cƣ bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm
Dân cƣ thƣờng để lại một phần thu nhập của mình để phịng chống rủi ro và những chi tiêu đột xuất trong tƣơng lai. Họ có thể dự phịng tại nhà, đầu tƣ các tài sản sinh lời nhƣ chứng khoán, bất động sản, vàng, gửi tiền tại ngân hàng là nơi vừa an toàn vừa sinh lợi.
Tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định, thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách của ngân hàng, trong đó có chính sách huy động vốn. Tuy nhiên, nó thƣờng có quy mơ nhỏ và phân tán nên chi phí huy động lớn.
- Tài khoản tiền gửi cá nhân
Tài khoản tiền gửi cá nhân đƣợc mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng để chuyển tiền vào tài khoản nhƣ nhận tiền lƣơng hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nƣớc ngoài hoặc cá nhân khác trong nƣớc.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh, các TCTD dƣ thừa vốn so với nhu cầu đầu ra có thể đem gửi tại các TCTD khác để tìm kiếm lợi nhuận hoặc hƣởng lãi điều hồ từ hội sở chính của ngân hàng đó và để thuận tiện trong giao dịch thanh toán nhƣ thanh toán hộ, phát hành hộ chứng từ có giá, tƣ vấn đầu tƣ, đồng tài trợ,...
Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Các TCKT thƣờng mở tài khoản tại NHTM để hƣởng những
tiện ích
thanh tốn và có thể đƣợc hƣởng lãi. Các NHTM ln tìm cách huy động nguồn vốn từ các TCKT do đây là nguồn vốn có quy mơ lớn, tiết kiệm chi phí nhờ quy mơ; ngồi ra ngân hàng cịn thu đƣợc lợi nhuận từ phí các dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
1.3.2.1. Căn cứ theo kỳ hạn
Nguồn vốn huy động không kỳ hạn chủ yếu đƣợc huy động dƣới hình thức nhận tiền gửi khơng kỳ hạn của khách hàng, là loại tiền gửi mà ngƣời gửi tiền có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp, nhƣng có rủi ro cao khi khách hàng rút tiền ồ ạt với số lƣợng lớn mà không báo trƣớc với ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn gồm 2 loại:
- Tiền gửi thanh tốn là loại tiền gửi với mục đích chủ yếu là nhờ ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trong hoạt động kinh doanh của ngƣời gửi tiền một cách thƣờng xuyên, an toàn và thuận tiện. Ngân hàng thƣờng sử dụng các phƣơng tiện thanh toán nhƣ séc, thẻ rút tiền; các
hình thức thanh tốn nhƣ chuyển tiền, dịch vụ LC, dịch vụ nhờ thu,...
Ở các nƣớc phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tài
khoản tiền gửi thanh toán. Ở Việt Nam, dân chúng chƣa có thói quen thanh tốn qua ngân hàng nên ngân hàng vẫn trả lãi suất để thu hút khách hàng gửi tiền nhằm mục đích thanh tốn.
- Tiền gửi khơng kỳ hạn thuần tuý là các khoản tiền đƣợc ký gửi với mục đích đảm bảo an tồn, khơng mang tính chất phục vụ thanh tốn. Khi có nhu cầu thanh tốn, khách hàng đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn là nguồn vốn đƣợc khách hàng và ngân hàng thoả thuận trƣớc thời hạn rút tiền, bao gồm tiền gửi và đi vay. Nghiệp vụ này giúp ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động vào kế hoạch kinh doanh của mình có hiệu quả. Trên thực tế, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng đƣợc rút tiền trƣớc thời hạn nhƣng hƣởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Lãi suất chi phối đến quyết định gửi tiền và rút tiền của khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, nên NHTM cần đƣa ra mức lãi suất hấp dẫn cùng với nhiều chƣơng trình khuyến mãi, dự thƣởng để tăng cƣờng huy động nguồn vốn này.
tháng đến 24 tháng, do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là dân cƣ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng gửi tiền với kỳ hạn ngắn, chƣa thực sự tin tƣởng vào hệ thống ngân hàng nên cản trở hoạt động huy động vốn dài hạn. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn bao gồm:
- Nguồn vốn huy động ngắn hạn có kỳ hạn dƣới 12 tháng, gồm tiền gửi ngắn hạn và khoản vay ngắn hạn. Nguồn vốn huy động này luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, có chi phí huy động thấp, tính ổn định kém do thƣờng nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ