Từng bước thực hiện chiến lược cạnh tranh lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thái thụy, thái bình (Trang 102 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp tăng cƣờng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và

4.2.4. Từng bước thực hiện chiến lược cạnh tranh lãi suất

Lãi suất là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng hấp dẫn đƣợc khách hàng đến gửi tiền. Bởi vì mục đích của cá nhân hay tổ chức khi gửi tiền theo hình thức tiết kiệm tiền hay tiền thanh tốn đều nhằm tìm kiếm cho mình một khoản thu nhập. Do vậy, lãi suất là yếu tố đầu tiên mà ngƣời gửi tiền vào ngân hàng hay là đầu tƣ vào các tài sản khác quan tâm. Nhƣ vậy, có thể nói lãi suất là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thu hút vốn tiền gửi, hầu hết ngƣời có tiền tâm lý muốn đem gửi ngân hàng, trƣớc hết họ sẽ so sánh lãi suất huy động mà các ngân hàng đƣa ra xem nơi nào hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi cho họ cũng nhƣ các dịch vụ tiện ích mà họ đƣợc hƣởng. Nếu khách hàng đánh giá các ngân hàng có cùng hệ số an tồn và các dịch vụ tiện ích nhƣ nhau, họ sẽ chọn ngân hàng nào trả cho họ lãi suất cao hơn. Điều này họ có thể dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt khi các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng trở nên thông dụng và phổ biến ở nƣớc ta (điện thoại, báo chí, thơng tin kinh tế trên truyền hình), … Do đó, chi nhánh cần phải xây dựng chính sách lãi suất cạnh tranh mạnh mẽ trong các quý. Xây dựng chính sách ƣu đãi lãi suất, phân quyền tăng và giảm lãi suất huy động theo tình hình thị trƣờng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc thay đổi lãi suất từng thời kỳ sao cho phù hợp với thị trƣờng là yếu tố quan trọng để có thể thu hút đƣợc tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, đây là biện pháp có giới hạn, bởi

việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Để thực hiện cơ chế lãi suất huy động cạnh tranh, ngân hàng phải thƣờng xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên cùng địa bàn hoạt động để có các quyết định điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trƣờng và đặc điểm riêng của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần quan tâm đến lãi suất tín phiếu kho bạc bởi vì trên thực tế kho bạc thƣờng phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của các NHTM do kho bạc có đƣợc thuận lợi là khơng bị khống chế lãi suất trần.

Chính sách lãi suất phải mang tính uyển chuyển, đảm bảo quyền lợi và hấp dẫn đƣợc ngƣời gửi tiền vừa hạn chế gia tăng lãi suất đầu ra nhƣng trên hết phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cụ thể nhƣ: có biện pháp khuyến khích khách hàng, duy trì số dƣ tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn gửi ban đầu nhƣ tăng một tỷ lệ % lãi suất cho khách hàng khi đáo hạn và tiếp tục tiết kiệm tại ngân hàng. Có cơ chế ƣu đãi cho khách hàng tiềm năng có mức tiền gửi lớn. Tối đa cộng thêm 0,1%/năm với kỳ hạn trên 3 tháng trở lên. Và để tăng nguồn tiền có kỳ hạn, chi nhánh cần phải duy trì và nâng lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, hạ thấp lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Việc xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách lãi suất huy động linh hoạt và ổn định sức mua đồng tiền là một giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thái thụy, thái bình (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w