1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG
1.2.2.3. Đo lường nợ xấu
Mục đích chính của đo lường nợ xấu là xác định mức độ rủi ro, khả năng không trả được nợ của khách hàng, đánh giá mức độ tác động của nợ xấu đến hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, xác định các biện pháp để xử lý phù hợp.
Các ngân hàng có thể đo lường nợ xấu cho một danh mục tín dụng thơng qua việc tính tốn các chỉ tiêu như quy mơ dư nợ, cơ cấu dư nợ, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro... Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và chỉ tiêu tổng số nợ xấu.
Cịn đối với một khoản vay có thể đo lường thơng qua các mơ hình cho điểm tín dụng và mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II.
❖Đo lường nợ xấu theo các chỉ tiêu:
- Tổng số nợ xấu: Là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản
nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết quy mô các khoản nợ xấu mà ngân hàng phải đối mặt nhưng chưa cho biết trong tổng số dư nợ xấu nợ khơng có khả năng thu hồi là bao nhiêu, nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu và cũng chưa phản ánh đuợc tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ có vuợt mức khống chế theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng là bao nhiêu.
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Là tỷ lệ để đánh giá chất luợng hoạt động cho vay
của các tổ chức tín dụng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi Ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc khơng thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất luợng hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng càng kém và nguợc lại.
Tổng số nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =----------- ------------x 100%
Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ có khả năng mất von/ Tổng dư nợ xấu: Các tỷ lệ này cho biết chỉ tiêu
tương đối của nợ có khả năng mất vốn - một cấu phần quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh một cách khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao.
Dư nợ nhóm 5
Tỷ lệ nợ xấu có khả năng mất vốn =-------------------------x 100% Tổng dư nợ xấu
- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ cho vay kỳ báo cáo:
Dự phịng RRTD được trích lập
Tỷ lệ dự phịng RRTD =-----------------------------------------x 100% Tổng dư nợ
Dự phịng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ tín dụng theo cam kết. Dự phịng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng so với các khoản nợ xấu:
' Dự phòng RRTD
Tỷ lệ dự phòng so với nợ xấu =------------------------------x 100% Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ này phản ánh quĩ dự phịng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ cơng tác trích lập dự phịng của ngân hàng có hiệu quả và có thể bù đắp kịp thời khi nợ xấu đột ngột xảy ra và đe dọa đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp nói lên rằng khi nợ xấu xảy ra khoản dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng
không thể bù đắp được tổn thất của con số nợ xấu từ đó tạo cơ sở để ngân hàng tăng cường cơng tác trích lập dự phịng trên khoản nợ xấu sản sinh.
- Các chỉ tiều phản ánh cơ cấu nợ xấu theo các tiêu chí khác nhau: như ngành
nghề
kinh doanh, thời hạn, đối tượng khách hàng, loại tiền, khu vực địa lý....
(1) Cơ cấu nợ xấu theo ngành: Chỉ tiêu phản ánh dư nợ xấu của từng ngành nghề như: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng,... so với tổng dư nợ xấu. Việc phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế nhằm xác định nợ xấu tập trung chủ yếu vào các ngành nào và tìm hiểu ngun nhân tại sao các ngành đó lại hình thành nợ xấu với mức độ cao như thế. Từ đó có định hướng để xử lí nợ xấu và xây dựng lại chính sách tín dụng phù hợp cho ngân hàng, tránh việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả, các ngành nghề có mức rủi ro cao.
(2) Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế: Chỉ tiêu phản ánh dư nợ xấu của từng thành phần kinh tế khác nhau như: DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cá nhân...
(3) Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn: Chỉ tiêu này đo lường tỷ trọng vốn tín dụng tập trung theo thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong danh mục đầu tư của ngân hàng.
(4) Cơ cấu nợ xấu theo hình thức đảm bảo tiền vay: Chỉ tiêu này đo lường tỷ trọng vốn tín dụng theo từng hình thức đảm bảo tiền vay.
Việc sử dụng các chi tiêu này để đo lường có nhiều ưu điểm:
- Nó cho biết quy mơ và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay, thực tế đó là một khoản tổn thất của ngân hàng, tùy thuộc vào độ lớn của nợ xấu, ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phịng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp.
- Sử dụng chi tiêu này trực quan, đơn giản và dễ tính tốn.
Tuy nhiên, việc đo lường rủi ro tín dụng dựa trên chỉ tiêu nợ xấu cũng có một số hạn chế như:
- Chỉ tiêu này chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của ngân hàng tại một thời điểm trong quá khứ. Ngân hàng khó có thể dự tính được tại một thời điểm trong tương lai, mức độ rủi ro của ngân hàng mình sẽ là bao nhiêu.
- Ngân hàng có thể làm giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng dư nợ tín dụng, nhờ đó có được các hệ số tài chính rất đẹp trong khi mức độ rủi ro thực tế tại ngân hàng khơng giảm đi mà cịn có thể nghiêm trọng hơn.
- Khó có thể tính tốn được rủi ro của một khoản vay trước khi cấp tín dụng, do vậy, khơng giúp ngân hàng trong các quyết định về mức bù rủi ro hay các quyết định tín dụng.
❖Đo lường rủi ro khoản vay theo Basel II
EL = PD X LGD X EAD
Trong đó:
PD - Xác suất khơng trả được nợ. Cơ sở để tính tốn xác suất này là hạng tín
dụng của khách hàng, thời hạn và qui mô của khoản vay, kế hoạch trả nợ của khách hàng và chu kỳ kinh tế, trong đó quan trọng nhất là hạng tín dụng của khách hàng. Theo yêu cầu của Basel II, để tính tốn được xác suất khơng trả được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu của khách hàng trong vịng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phản ánh theo 3 nhóm sau:
- Nhóm dữ liệu tài chính: liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.
- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính: liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành.
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo: liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả đuợc nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi.
Từ những dữ liệu trên ngân hàng nhập vào một mơ hình định sẵn, từ đó tính đuợc hạng tín dụng và xác suất khơng trả đuợc nợ của khách hàng.
LGD - Tỷ trọng tổn thất của ngân hàng trong truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách
hàng không trả đuợc nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các khoản tổn thất khác phát sinh khi khách hàng khơng trả đuợc nợ, đó là lãi suất đến hạn nhung khơng đuợc thanh tốn và các chi phí hành chính có thể phát sinh nhu: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
Tỷ trọng tổn thất uớc tính có thể tính tốn theo cơng thác sau: LGD = (EAD- Số tiền có thể thu hồi)/EAD
EAD: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đuợc nợ. Số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền
thu đuợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể đuợc coi là 100% tỷ lệ vốn có thể thu hồi đuợc
Với PD, LGD và EAD, ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Chỉ nhờ PD, LGD và EAD mà rất nhiều các nhân tố tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được giản lược và gói gọn chỉ trong ba cấu phần rủi ro ấy.
Hơn nữa, dựa trên kết quả tính tốn PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ tiến tới phát triến các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính tốn, đo lường rủi ro tín dụng EL - tốn thất dự kiến và UL (Unexpected Loss) - Tốn thất ngồi dự kiến.
EL: Tổn thất dự tính đuợc là mức tổn thất trung bình mà có thể tính đuợc từ các
số liệu thống kê trong quá khứ, đây là mức tổn thất ngân hàng kỳ vọng sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian ngân hàng có thể sử dụng chỉ tiêu tổn thất trong dự tính làm chuẩn để ra quyết định cho vay. Nếu tổn thất trong dự tính của một khách hàng vuợt quá một tỷ lệ theo qui định của ngân hàng thì ngân hàng sẽ tự động từ chối cho vay với khách hàng. Đồng thời, trên cơ sở mức tổn thất dự tính được là căn cứ để ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro.
UL: Tổn thất khơng dự tính được của một khoản vay được hiểu là giá trị của độ
lệch chuẩn so với giá trị trung bình (tổn thất dự tính được EL). Nguồn để bù đắp tổn thất ngồi dự tính chính là từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, bởi vậy ngân hàng cần nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho tổn thất này.