Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 73 - 75)

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Nhà nước

Hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Hồn thiện các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm đăng kí giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh,...

Tạo điều kiện thuận lợi, mơi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Điều này đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng được đem đến người cần vốn, sử dụng vốn đúng mục đích. Từ đó sẽ giảm rủi ro tín dụng, nợ xấu cho ngân hàng.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng như kiếm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt là hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản.

Cần hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao quyền lực và nguồn lực cho công ty mua, bán nợ quốc gia (VAMC)

Nhà nước can thiệp trực tiếp vào xử lý nợ xấu thông qua công ty mua, bán nợ nhưng việc xử lý của công ty này phải thực hiện theo nguyên tắc của thị trường. Theo đó, tài sản đảm bảo, giá trị cịn lại của cơng ty... phải có cơ chế định giá phù hợp và xác định theo giá thị trường tại thời điểm xử lý; nợ xấu được mua lại với giá rẻ hơn giá trị sổ sách vì doanh nghiệp và ngân hàng tạo ra nợ xấu đều gánh một phần hậu quả do quản trị không hiệu quả. Ngồi ra, các cơng ty mua, bán nợ chỉ tập trung mua những khoản nợ khơng quan trọng, có tác động thúc đẩy kinh tế, tạo sức lan toả..

Do tính phức tạp của các khoản nợ xấu trong ngân hàng, trong bối cảnh áp lực xã hội rất lớn về vấn đề giải trình thì vấn đề đặt ra là thành lập công ty mua, bán nợ trực thuộc NHNN hay Công ty mua, bán nợ quốc gia (AMC) phải đủ quyền lực, được hỗ trợ bởi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này, với những bước đi hợp lý, với sự phát triển của thị trường mua, bán nợ Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế phân loại nợ xấu.

Do có sự khác nhau trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) nên việc phân loại nợ xấu và công bố các thông tin và nợ xấu của các NHTM cịn chưa chính xác và thống nhất. Gần đây nhất, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT -NHNN ngày 21/1/2013 qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Do vậy, cần nhanh chóng hơn nữa trong việc xây dựng các bộ qui chế mới về phân loại nợ xấu theo chuẩn quốc tế. Làm được điều này thì nợ xấu NHTM mới được nhận định một cách cụ thể, rõ ràng, trung thực nhất để có hướng giải quyết phù hợp.

Tái cấu trúc hệ thống NHTM.

Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa để thực hiện Đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, trong đó thúc đẩy các NHTM và NHNN cổ phần hoá, tăng cường năng lực quản trị, nghiệp vụ hiện tại và năng lực tài chính của các NHTM để trở thành nịng cốt cho tồn hệ

thống. Các NHTM cổ phần yếu kém cần được thúc đẩy giải thể, sáp nhập, hợp nhất với nhau.

Cải cách ngân hàng cần được gắn với cải cách toàn diện nền kinh tế. Tái cấu trúc hệ thống NHTM cần được thực hiện song song với đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý nhà nước và tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm tạo ra hiệu ứng đổi mới đồng bộ cho toàn bộ nền kinh tế.

Phát triển thị trường mua, bán nợ.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua, bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức cạnh tranh cho các định chế tài chính. Việc phát triển thị trường mua - bán nợ là hướng đi tích cực vì nợ xấu cũng là một ‘ ‘hàng hoá’ ’ , đây là cách thức để tạo ra một hạ tầng trong xã hội để có điều kiện ứng phó với khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w