Thực trạng kiểm soát nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 57 - 63)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA AGRIBANK PHÚ XUYÊN

2.2.4. Thực trạng kiểm soát nợ xấu

2.2.4.1. Kiếm soát nợ xấu

Việc kiểm soát nợ xấu tại Agribank được thực hiện ngay khi ra quyết định cấp tín dụng và thực hiện thường xuyên đối với các khoản vay vẫn còn dư nợ trong toàn hệ thống.

a. Giai đoạn thẩm định tín dụng:

Hoạt động cấp tín dụng trong toàn hệ thống Agribank được thực hiện theo Quyết định 66/2014/QĐ-HĐTV-KHDN và Quyết định 376/2013/QĐ-HĐTV-KHDN. Theo quy định của văn bản trên, chi nhánh đã có những quy định cụ thể về điều kiện tín dụng và đảm bảo tín dụng đối với từng sản phẩm tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể theo khẩu vị rủi ro mà chi nhánh chấp nhận được.

NHNo&PTNT chi nhánh Phú Xuyên đã xây dựng một quy trình xét duyệt hồ sơ một cách chặt chẽ và kỹ lưỡng. Khi khách hàng dến thiết lập quan hệ với ngân hàng, các CBTD sẽ tiếp nhận hồ sơ và có nhiệm vụ kiểm tra rà sốt tỉ mỉ các giấy tờ hồ sơ có đảm bảo tính đúng đắn chính xác hay khơng. CBTD có trách nhiệm thẩm định, sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro của chi nhánh đã đặt ra. Quyết định thẩm định sẽ được báo lên Trưởng phịng tín dụng tại chi nhánh để kiểm tra và cho ý kiến về việc cho vay hay khơng sau đó sẽ trình lên để Giám đóc chi nhánh để phê duyệt. Đối với

những khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết sẽ được tái thẩm định ở cấp được quyền phán quyết trước khi phê duyệt.

b.Giai đoạn phề duyệt tín dụng: Để có thể kiểm soát RRTD, đặc biệt là những khoản vay có qui mơ lớn, thời hạn dài, nguy cơ RRTD cao, Agribank đã có qui định cụ thể về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng (hiện nay thực hiện theo Quyết định 31/2014/Q Đ-HĐTV-KHDN). Theo đó thẩm quyền phê duyệt tín dụng trong hệ thống Agribank bao gồm: Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại 1, 2 và 3, Tổng giám đốc và HĐTV. Đối với Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại 1, 2 và 3 quyền phán quyết căn cứ vào hạng của khách hàng vay, qui mô dư nợ của Chi nhánh (phòng giao dịch) nằm liền kề trước đó, chất lượng tín dụng của Chi nhánh (phòng giao dịch) nằm liền kề trước đó và qui mơ khoản vay.

Trong đó quyền phán quyết cao nhất của Giám đốc phòng giao dịch không vượt quá là 2 tỷ/khách hàng. Giám đốc chi nhánh loại 1, 2 là 150 tỷ/khách hàng, 100 tỷ/ dự án đầu tư, Giám đốc chi nhánh loại 3 là 30 tỷ/khách hàng, 20 tỷ/dự án đầu tư. Tổng giám đốc là 1000 tỷ/khách hàng, 500 tỷ/ dự án đầu tư. Các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết do HĐTV phán quyết. Các khoản vay với khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank phải được Thống đốc NHNN cho phép.

c.Giai đoạn giải ngân: Agribank ban hành qui trình, thủ tục giải ngân nhằm đảm

bảo việc giải ngân thực hiện đúng theo thuận hợp đồng tín dụng đã ký kết, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình giải ngân.

Mỗi lần giải ngân khách hàng phải xuất trình chứng từ giải ngân là các chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng hoàn thiện bộ chứng từ giải ngân theo yêu cầu của ngân hàng và trình lên Trưởng phịng tín dụng.

Trưởng phịng tín dụng kiểm tra các điều kiện và các chứng từ giải ngân sau đó cho ý kiến của mình: đồng ý, yêu cầu bổ sung chứng từ hoặc từ chối. Sau đó trình lên Lãnh đạo ngân hàng ký duyệt. Như vậy với yêu cầu tuân thủ qui trình, thủ tục giải ngân, tại Chi nhánh có thể kiểm sốt được việc giải ngân của khách hàng, đảm bảo tuân thủ hợp đồng tín dụng ký kết.

Biện pháp 2014 2015 2016

Cơ cấu lại nợ 2112 2257 2379

d.Giai đoạn giám sát và thu nợ: giai đoạn này trên cơ sở kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, tình hình TSBĐ, trong trường hợp phát hiện rủi ro, CBTD phải báo cáo lãnh đạo chi nhánh để có phương án xử lý, nhằm kiểm soát RRTD trong giới hạn cho phép.

Đối với TSBĐ: trong trường hợp TSBĐ khơng cịn đáp ứng các điều kiện theo quy định tại ngân hàng, Agribank Phú Xuyên sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn rủi ro phát sinh như: yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo qui định (kiểm tra phát hiện hồ sơ TSBĐ còn chưa đầy đủ) , bổ sung TSBĐ (giá trị TSBĐ không đủ để bảo đảm cho khoản vay) hoặc thay thế TSBĐ (TSBĐ mát giá trị, hư hỏng).

Đối với khoản vay: Trường hợp phát hiện khoản vay có nguy cơ RRTD: sử dụng vốn sai mục đích, thực hiện kế hoạch sử dụng vốn không đúng kế hoạch, khả năng trả nợ của khách hàng giảm; Agribank Phú Xuyên sử dụng các công cụ, các kỹ thuật cần thiết nhằm ngăn chặn, hạn chế RRTD và tổn thất.

2.2.4.2. Xử lý nợ xấu

Đối với từng khoản vay, từng khách hàng cụ thể mà ngân hàng Agribank Phú Xuyên sẽ áp dụng biện pháp xử lý riêng để đạt được hiệu quả thu hồi nợ xấu tốt nhất. Sau đây là các biện pháp xử lý nợ xấu mà Agribank Phú Xuyên áp dụng

Đôn đốc thu hồi nợ

Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn đuợc thực hiện thuờng xuyên đối với tất cả các khoản nợ của chi nhánh. Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm của hệ thống IPCAS, định kỳ hàng tháng, hàng tuần cán bộ tín dụng lập danh sách các khoản vay đến hạn thanh tốn và thơng báo khách hàng để chủ động làm việc với khách hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh hầu nhu khơng có tình trạng do khách hàng quên hoặc nhầm lịch trả nợ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp ngân hàng chủ động theo sát tình hình khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng khách hàng đuợc phân loại vào nhóm có rủi ro về khả năng thanh toán nợ cao. Đối với những khoản nợ xấu đã thực sự phát sinh thì việc đơn đốc khách hàng khơng chỉ dừng lại ở liên lạc qua điện thoại mà cán bộ tín dụng tiến hành gặp trực tiếp khách hàng và kiểm tra, đánh giá

tình hình kinh doanh hiện tại, nắm bắt các nguồn thu để thu hồi nợ, tránh truờng hợp khách hàng có nguồn tiền nhung lại sử dụng vào những mục đích khác.

Bảng 2.9. Kết quả x ử lý nợ xấu của NHNo& PTNT Phú Xuyên giai đoạn 2014 - 2016

Xử lý tài sản để thu nợ 1567 1412 1256

Xử lý từ quĩ dự phòng rủi ro 1312 1525 1598

Cho vay tiếp để duy trì hoạt động 612 689 745

Bán nợ 779 515 631

Khởi kiện - 312 -

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của NHNo&PTNT Phủ Xuyên)

Cơ cấu lại nợ

Tái cơ cấu nợ một biện pháp được Agribank Phú Xuyên ưu tiên áp dụng để xử lý nợ xấu. Đối với biện pháp này, đối tượng khách hàng được xem xét áp dụng là khách hàng có khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh, không trả được nợ khi đến hạn. NHNo&PTNT Phú Xuyên xem xét, đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng khi tiếp tục được điều chỉnh nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. Khách hàng với sự trợ giúp của ngân hàng khi khôi phục hoạt động kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Đây là biện pháp này đã giúp cho ngân hàng thu hồi được lượng nợ xấu đáng kể mà không phải bơm thêm vốn cho khách hàng và tránh tạo thêm áp lực tài chính cho ngân hàng.

Có thể thấy việc gia hạn nợ sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong công tác xử lý nợ xấu, không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí vốn cho doanh nghiệp mà quan trọng hơn, khách hàng sẽ thấy được thiện chí và quan điểm chia sẻ khó khăn của ngân hàng, từ đó tác động tích cực đến tinh thần hợp tác và cam kết trả nợ của khách hàng.

Xử lí TSBĐ để thu nợ

Từ số liệu bảng số liệu cho thấy, biện pháp này tại NHNo&PTNT Phú Xuyên cũng được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu bằng biện pháp này ngày càng giảm dần. Tại Agribank Phú Xuyên, các khoản nợ xấu có TSĐB nhưng khách hàng chây ỳ khơng chịu trả nợ hoặc khơng cịn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ hồn thiện các thủ tục pháp lý để xử lý tài sản. Tuy nhiên thực tế tại ngân hàng Agribank Phú Xun, việc thu hồi nợ gặp khơng ít khó khăn do giá trị tài sản giảm nhiều so với giá trị định giá ban đầu, tiến trình xử lý mất nhiều thời gian và thủ tục, sự hỗ trợ của các Ban, ngành để thu hồi nợ tại các địa phương còn nhiều hạn chế. TSĐB trong nhiều khoản vay là tài sản bảo lãnh của bên thứ 3, việc bán tài sản để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Cho vay tiếp để duy trì hoạt động

Cho vay tiếp để duy trì hoạt động là biện pháp khai thác nợ cũng được ngân hàng áp dụng trong thời gian từ 2014 đến 2016. Việc khách hàng gặp những khó khăn tạm thời, khơng hồn thành được nghĩa vụ với ngân hàng sẽ được khắc phục khi khách hàng được ngân hàng bơm thêm vốn để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho ngân hàng khi sử dụng biện pháp khai thác này là khả năng đánh giá sự hồi phục của khách hàng. Nếu như đánh giá khơng chính xác về khách hàng và tiếp tục cho vay thì vơ hình trung đã để cho nợ xấu thêm chồng chất.

Khởi kiện

Việc ngân hàng kiện khách hàng ra tòa do khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng theo các điều khoản đã ký kết thuờng chỉ đuợc áp dụng trong trường hợp khách hàng trây ỳ hoặc tài sản bảo đảm đang thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng được đánh giá là không đủ giá trị để thanh toán nợ xấu.

Agribank Phú Xuyên cũng đã thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật để khởi kiện một số khách. Tuy nhiên từ bảng số liệu có thể thấy từ năm 2014-2016, biện pháp này ngân hàng rất hạn chế sử dụng do gặp nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và những nguyên nhân nội tại.

Xử lí nợ xấu bằng dự phịng

Bên cạnh Xử lý tài sản để thu nợ, biện pháp quản lý nợ xấu rất đáng phải quan tâm tại NHNo&PTNT Phú Xuyên đó là xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng. Biện pháp này được sử dụng khi các biện pháp thu hồi khác không hiệu quả. Xử lý nợ xấu từ quỹ dự phịng mang tính chủ động cao nhưng nguồn gốc xử lý nợ chính là từ nội lực của ngân hàng cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, vì khâu phân loại nợ chưa chính xác nên trích lập dự phịng chưa đầy đủ dẫn đến nguồn để xử lý nợ xấu từ quỹ dự phịng khơng lớn. Hơn nữa, tại NHNo&PTNT Phú Xuyên vẫn cịn tâm lý vì gánh nặng chi phí nên việc trích lập dự phịng chưa thực sự được tuân thủ.

Đánh giá chung:

Như vậy có thể thấy, cơng tác xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Phú Xuyên cũng đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên nếu so với con số nợ xấu còn lại của NHNo&PTNT Phú Xuyên thì số nợ xấu được xử lý thực sự cịn khiêm tốn.

Hiện nay, các biện pháp xử lý nợ xấu mà NHNo&PTNT Phú Xuyên đang sử dụng bao gồm: Xử lý tài sản đảm bảo, xử lý từ quĩ dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, bán nợ, khởi kiện, và cho vay để tiếp tục hoạt động. Trong thời gian tới, ngân hàng nên cân nhắc, sử dụng các biện pháp khác như để tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA AGRIBANK PHÚ XUYÊN

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w