ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CHO AGRIBANK PHÚ XUYÊN

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 69 - 70)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CHO AGRIBANK PHÚ XUYÊNTRONG THỜI GIAN TỚI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Đ ị nh hướng phát triển chung

Mục tiêu được Agribank đề ra là giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; có nền tảng cơng nghệ, mơ hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nơng nghiệp, nơng thơn.

Với phương châm: Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng, tầm nhìn của Agribank Phú Xuyên đến năm 2020 sẽ trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu ở trên địa bàn thành phố, trong đó thị trường chủ lực và truyền thống là các hộ sản xuất nông nghiệp nông thôn, khách hàng xuất nhập khẩu có ngoại tệ, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với hoạt động cho vay:

Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nơng nghiệp nơng thơn.

Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, cho vay xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các dự án đã cam kết...

Mở rộng thị trường hoạt động cho vay tới mọi lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chú trọng mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay theo huớng: Nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín.

Cơng tác quản lý tín dụng sẽ đuợc thực hiện chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm.

Tiếp tục nâng cao chất luợng tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ. Tập trung xử lý các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã đuợc xử lý bằng quỹ DPRR hiện đang theo dõi tại ngoại bảng.

3.1.2. Đ ị nh hướng phát triển với hoạt động quản lý nợ xấu:

Thứ nhất, đặt mục tiêu phấn đấu về Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ dưới 3% theo tiêu

chuẩn kiểm toán quốc tế.

Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ quá trình giải

ngân và thu nợ, từng bước giảm dần nợ xấu. Thực hiện hoạt động phân tán rủi ro, không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành hàng, lĩnh vực, doanh nghiệp mà phải mở rộng, đa dạng hoá cho vay nhằm đa dạng hoá và giảm thiểu rủi ro. Lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả sản xuất kinh doanh ổn định, phương án vay khả thi và có định hướng phát triển tốt.

Thứ ba, triển khai các giải pháp đồng bộ để quản lý nợ xấu. Chủ động đề xuất lộ

trình, kế hoạch cụ thể cho công tác hạn chế nợ xấu. Tận thu và xử lý có lộ trình đối với các khoản nợ xấu đã được xử lý, đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng. Chủ động phối hợp với các phịng, ban nghiệp vụ có liên quan kịp thời giải đáp những vướng mắc về cơ chế liên quan đến quản lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w