Kiểm soát nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 34 - 41)

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG

1.2.2.4. Kiểm soát nợ xấu

Kiểm soát nợ xấu nhằm mục tiêu phịng chống và kiểm sốt các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và các nhân viên trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng

Kiểm soát nợ xấu bao gồm 3 hoạt động:

Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm sốt q trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy

trình cho vay, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của số liệu thanh tốn và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của CBTD, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm sốt một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra

quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB; CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay khơng, giám sát thường xun khoản vay.

Kiểm sốt sau khi cho vay: Kiểm soát việc đơn đốc thu hồi nợ, kiểm sốt tín dụng

nội bộ độc lập độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.

b) Xử lý nợ xấu

Để xử lý nợ xấu hiệu quả, ngân hàng phải căn cứ vào đặc điểm rủi ro từng khoản nợ để lựa chọn cách xử lý thích hợp nhằm đảm có thể tận thu số nợ đã cho vay. Hiện nay, các biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng bao gồm:

Đôn đốc thu hồi nợ

Các NHTM cần tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ xấu để từ đó đề ra biện pháp đôn đốc, thu hồi, xử lý phù hợp với từng khoản vay. Cần quản lý tài chính chặt chẽ với các khách hàng có nợ xấu, đặc biệt là các khách hàng lớn. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì cần tạo điều kiện để họ duy trì hoạt động bình thường. Các

biện pháp đơn đốc thu hồi chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định đồng thời cần vận dụng kết hợp với một số biện pháp khác.

Cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng theo lịch trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trường hợp này ngân hàng có thể điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể có khả năng trả nợ đầy đủ đúng hạn theo thời hạn được cơ cấu lại. Các khoản nợ được cơ cấu lại phải trên cơ sở khi cơ cấu lại khách hàng có khả năng khơi phục sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

Áp dụng biện pháp này đòi hỏi ngân hàng phải đánh giá chính xác khả năng phục hồi năng lực trả nợ sau khi cơ cấu lại. Trong trường hợp việc cơ cấu lại không cải thiện năng lực trả nợ sẽ làm nguy cơ rủi ro cao hơn.

Cho vay tiếp để duy trì hoạt động

Đây là biện pháp ngân hàng sử dụng cho các khách hàng có khó khăn tạm thời dẫn đến khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này, nếu xét thấy việc cho vay bổ sung vốn có thể giải quyết khó khăn, giúp khách hàng khơi phục năng lực sản xuất kinh doanh, từ đó có thể hồn thành nghĩa vụ trả nợ cũ và nợ mới. Phương án này có lợi đối với cả ngân hàng và khách hàng. Khách hàng có thể tránh được áp lực trả nợ để tiếp tục kinh doanh. Ngân hàng tránh giảm được nợ quá hạn. Tuy nhiên, biện pháp này bị giới hạn bởi thời hạn được phép cho vay của ngân hàng và chỉ có thể áp dụng trong trường hợp triển vọng kinh doanh của khách hàng được đánh giá là tốt. Khó khăn trong việc trả các khoản nợ đến hạn chỉ là tạm thời do những nguyên nhân khơng cơ bản, có thể phục hồi được nếu được tiếp vốn để hoạt động. Nếu dừng cho vay thì khách hàng khơng khắc phục được khó khăn

Giảm/miễn lãi

Ngân hàng có thể áp dụng biện pháp giảm/miễn lãi cho vay đối với khách hàng nhằm thu hồi đủ số nợ gốc đã cho vay. Biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó

khăn về tài chính cho khách hàng (khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính khơng trả được nợ) , tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc tồn bộ khoản nợ xấu còn lại tại ngân hàng.

Hỗ trợ khách hàng thu hồi công nợ

Trong trường hợp khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ do có quá nhiều khoản phải thu chưa thu được. Để hỗ trợ khách hàng có nguồn trả nợ, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng trong việc thu hồi công nợ. Đặc biệt, trong trường hợp các khoản phải thu của khách hàng có liên quan trực tiếp đến những đối tượng đang có quan hệ giao dịch với ngân hàng (là khách hàng vay vốn, gửi tiền tại ngân hàng) , ngân hàng có thể dựa vào mối quan hệ của mình để hỗ trợ khách hàng thu hồi cơng nợ, từ đó hồn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Xử lý tài sản đảm bảo

Khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng trây ỳ khơng thanh tốn hoặc khơng có khả năng thanh tốn nợ thì Ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu nguời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay: Thông thuờng khi xét duyệt cho vay, khách hàng cần có tài sản bảo đảm nhất định để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ tại ngân hàng. Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tài sản sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý để bàn giao cho Ngân hàng, ngân hàng có thể sẽ tự bán cơng khai tài sản; hoặc bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản; hoặc bán cho Công ty mua bán nợ

+ Quản lý, khai thác tài sản: Tùy theo truờng hợp cụ thể, ngân hàng có thể tiếp nhận tài sản, tiếp tục quản lý, khai thác tài sản để thu hồi nợ

+ Yêu cầu nguời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Trong truờng hợp việc địi nợ từ phía nguời vay gặp khó khăn, ngân hàng có thể yêu cầu nguời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh duới hình thức thanh tốn nợ trực tiếp hoặc xử lý tài sản bảo đảm của nguời bảo lãnh.

Bán nợ

Là việc NHTM chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản nợ hiện đang còn dư nợ hoặc đang theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng cho tổ chức hoặc cá nhân trong và ngồi nước có nhu cầu mua nợ. Việc chuyển giao khoản nợ được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan. Một khoản nợ có thể được bán tồn phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần. Phương thức bán nợ có thể được thực hiện thơng qua đấu giá các khoản nợ theo quy định về đấu giá tài sản hoặc thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán hoặc bên mua hoặc thông qua môi giới.

Biện pháp này được ngân hàng sử dụng nhằm tận thu nợ xấu, khắc phục và xử lý được nợ tồn đọng, làm trong sạch, lành mạnh bảng cân đối kế toán, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Thông thường các khoản mua, bán nợ hiện nay của các NHTM là các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng đã lâu, khó xử lý bằng các biện pháp thơng thường trong khi các biện pháp khác ngân hàng khơng có đủ năng lực tài chính hoặc hành lang pháp lý để thực hiện. Ngân hàng đánh giá biện pháp bán toàn bộ khoản nợ là biện pháp hiệu quả nhất giúp ngân hàng nhanh chóng thu được tiền về để thực hiện quay vòng vốn, mặt khác nhằm giảm nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng, giảm chi phí quản lý các khoản nợ xấu này.

Ngân hàng thuờng áp dụng biện pháp này khi không muốn mất thời gian hoặc bản thân ngân hàng đã có một tổ chức chun mơn hóa trong việc xử lý nợ đó là Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Việc bán lại các khoản nợ xấu (hay quyền đòi nợ) cho một tổ chức khác (có thể là một ngân hàng hoặc Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản) sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đuợc nợ xấu. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này ngân hàng thuờng phải chấp nhận bán lại các khoản nợ với giá trị thấp hơn quyền đòi nợ hiện tại, từ đó gây ra những tổn thất nhất định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro

Khi các biện pháp thu hồi khác khơng có hiệu quả, ngân hàng có thể dùng nguồn quĩ DPRR để bù đắp các khoản nợ xấu. Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường

được các NHTM vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ nhanh chóng. Thực chất của biện pháp này là dùng nội lực của ngân hàng để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn khơng thu hồi được. Vì vậy ngân hàng nên chú trọng vào các giải pháp thu hồi có tính triệt để hơn. Dùng quỹ dự phịng để bù đắp rủi ro khơng có nghĩa là khoản nợ của khách hàng được xóa bỏ. Các khoản nợ này vẫn được tiếp tục theo dõi ngoại bảng và thu hồi khi khách hàng có thể trả nợ (một phần hay tồn bộ).

Chuyển nợ xấu thành vốn góp

Đây là biện pháp ngân hàng xử lý nợ xấu thông qua việc dùng khoản nợ xấu để mua cổ phần của các khách hàng. Thực chất đây là biện pháp chuyển ngân hàng từ địa vị chủ nợ sang chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp đang có nợ xấu tại ngân hàng. Ngân hàng thường áp dụng biện pháp này khi các khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan song có triển vọng phục hồi hoặc các doanh nghiệp tạm thời sa sút, hoặc đối với khách hàng có nợ lớn nhưng vẫn có cơ hội phục hồi. Áp dụng biện pháp này có thể giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý khoản nợ xấu, làm sạch bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên nếu đánh giá khả năng phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khơng chính xác: việc chuyển nợ thành vốn góp nhưng khách hàng khơng cải thiện được năng lực tài chính thì biện pháp này thực chất chỉ làm biến tướng khoản nợ xấu mà trên thực tế vẫn khơng thể thu hồi được.

Chứng khốn hóa các khoản nợ xấu

Chứng khốn hóa các khoản nợ là kỹ thuật chuyển các khoản nợ thành chứng khốn có thể giao dịch trên thị trường tài chính. Để chứng khốn hóa các khoản nợ xấu, ngân hàng phải tập hợp các khoản nợ có đặc điểm tương đồng và bán cho các tổ chức chun về chứng khốn hóa (Special Purpose Verhical- SPV). Các tổ chức SPV sẽ phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ được chứng khốn hóa ra thị trường.

Thực hiện chứng khốn hóa sẽ giúp cho các khoản nợ xấu khơng có tính thanh khoản thành các chứng khoán được mua bán trên thị trường một cách dễ dàng. Vì vậy, đây cũng được coi là một biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả, giúp ngân hàng giảm rủi ro, tăng vốn khả dụng và giảm tổn thất tín dụng.

Tuy nhiên thực hiện biện pháp xử lý này đòi hỏi ngân hàng phải có một số lượng lớn các khoản nợ có tính chất tương đồng, thị trường tài chính hoạt động ổn định và đặc biệt phải có các tổ chức chuyên nghiệp SPV.

Sự trợ giúp của Chính phủ

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sách của Chính phủ, các NHTM phải trơng chờ vào nguồn bù đắp từ NSNN. Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi là các khoản vay có bảo lãnh của người thứ ba là Chính phủ. Do vậy, khi NHTM không thể thu hồi được nợ từ khách hàng vay thuộc đối tượng này thì Chính phủ phải đứng ra giải quyết cho ngân hàng. Chính phủ cũng có thể sử dụng vốn ngân sách mua tồn bộ số nợ khó địi của NHTM để xử lý dần trong một số năm, nhằm giải thốt cho các NHTM khơng bị sa lầy vào khủng hoảng nợ xấu, giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, trường hợp các khoản nợ xấu của hệ thống NHTM quá lớn, có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, Chính phủ cũng thường có các biện pháp hỗ trợ NHTM trong việc xử lý.

Biện pháp này có hạn chế là khơng thể áp dụng thường xun vì vốn ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợ xấu sẽ rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng cho toàn bộ nền kinh tế. Biện pháp này nếu có thể chỉ là trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp của khủng hoảng kinh tế mang tính dây chuyền có nguy cơ ảnh hưởng đến an tồn tài chính quốc gia.

Qui trách nhiệm cho cán bộ gây sai sót

Trong trường hợp khoản nợ khơng thể thu hồi được do các nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ tín dụng, ngân hàng cần nghiêm khắc yêu cầu những người liên quan gây tổn thất có trách nhiệm bồi thường số tổn thất do mình gây nên. Biện pháp này một mặt

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ 649 706 819

Nợ xấu 22,71 22,59 25,39

giảm tổn thất cho ngân hàng. Mặt khác, nó cịn có ý nghĩa răn đe, tăng cường việc tuân thủ kỷ luật nội bộ, giảm thiểu gian lận trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Khởi kiện hoặc yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Ngân hàng sẽ phải sử dụng đến biện pháp pháp lý để đòi nợ khi các biện pháp trên khơng khả thi. Ngân hàng có thể nhờ tịa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao TSĐB tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp khơng trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn xin tịa mở thủ tục tuyên bố phá sản theo Luật phá sản. Trên thực tế, việc phải sử dụng đến biện pháp này thường khơng đem lại hiệu quả cao cho việc địi nợ của ngân hàng do thủ tục rắc rối, khách hàng thường khơng cịn khả năng trả nợ, TSĐB có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay... Bên cạnh đó, liên quan đến tranh chấp sẽ gây hiệu ứng xấu đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Để áp dụng biện pháp này đạt hiệu quả, ngân hàng cần đảm bảo hồ sơ khoản vay đầy đủ và phù hợp về mặt pháp lý. Ngân hàng thực hiện kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ. Phán quyết của tòa án sẽ buộc khách hàng trả nợ hoặc chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng là các doanh nghiệp không trả đuợc nợ, ngân hàng với tu cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w