Nhận diện nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 25 - 30)

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG

1.2.2.1. Nhận diện nợ xấu

Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu tại ngân hàng. Nhận diện nợ xấu là việc phát hiện, xác định nợ xấu trên cơ sở các tiêu chí để nhận diện nợ xấu.

Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:

(i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mơ tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền...

(ii) Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thơng tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay

Các NHTM thường đánh giá khách hàng để nhận diện nợ xấu thơng qua 2 góc độ:

• Ngân hàng dựa trên mức độ nghi ngờ về khả năng trả nợ:

Đánh giá khả năng tài chính, lịch sử vay mượn và các thơng tin liên quan khác nhằm dự báo khả năng trả nợ của khách hàng vay.

Việc nhận diện theo các tiêu chí này thường phức tạp do phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin, độ lớn và tin cậy của dữ liệu, phương pháp và nội dung đánh giá. Trong đó ngân hàng căn cứ vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp và ngân hàng thu thập để đánh giá các khoản vay. Số lượng thông tin của mỗi khoản vay thu thập được căn cứ vào qui mơ khoản vay và chi phí thu thập các thơng tin đó. Các thơng tin chủ yếu bao gồm:

- Khách hàng trì hỗn hoặc gây trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra

theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng.

- Khách hàng có dấu hiệu khơng thực hiện đầy đủ các qui định, vi phạm pháp luật trong q trình quan hệ tín dụng.

- Khách hàng chậm hoặc trì hỗn thực hiện các báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà khơng có sự giải thích minh bạch, khơng thuyết phục.

- Khách hàng đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không nêu lý do. - Có sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng mà khơng giải thích được lý do.

- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán.

- Xuất hiện nợ đáo hạn do khách hàng khơng có khả năng hồn trả vì những lý do: tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm...

xếp hạng khách hàng theo hệ thống

xếp hạng Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ

AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1

- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so với định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi...

- Khách hàng có dấu hiệu trơng chờ vào các khoản thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khách hàng chấp nhận sử dụng nguồn vốn lãi suất cao với mọi điều kiện.

• Ngân hàng dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ

Nhận diện theo hình thức này thường khơng chính xác vì trên thực tế có nhiều khoản nợ chưa quá hạn nhưng chất lượng nợ đã suy giảm, thậm chí khơng cịn khả năng thu hồi.

1.2.2.2. Phân loại nợ xấu

Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của khoản vay. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm sốt chất lượng danh mục cho vay và trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng các danh mục cho vay. Thông thường, các ngân hàng sử dụng hệ thống phân loại nội bộ, hệ thống phân loại quy định bởi các nhà giám sát yêu cầu được sử dụng chủ yếu phục vụ mục tiêu báo cáo, so sánh và giám sát.

Việc phân loại có sự khác biệt giữa các quốc gia và các ngân hàng do hệ thống phân loại khác nhau cũng như sự đánh giá của các cấp quản lý như quản lý ngân hàng, kiểm tốn bên ngồi, thanh tra ngân hàng. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thống nhất được thừa nhận.

Thông thường tại các NHTM hiện nay, các khoản nợ tương đồng về mức rủi ro và khả năng không trả được nợ được phân vào cùng một nhóm. Việc phân loại thành bao nhiêu nhóm nợ và các nhóm được tính là nợ xấu tùy thuộc vào qui định của cơ quan giám sát ngân hàng từng quốc gia và hệ thống phân loại nợ nội bộ của từng ngân hàng. Ví dụ ở Mỹ qui định 5 nhóm nợ, Brazil: 9 nhóm nợ; Mexico: 7 nhóm nợ, Singapore: 5 nhóm nợ, Việt nam: 5 nhóm nợ. Một số nước khơng quy định cụ thể về số nhóm nợ mà cho phép các ngân hàng tự xác định và phân loại nợ theo hệ thống phân loại nợ nội bộ. Ví dụ ở Anh và Hà Lan các ngân hàng phân loại nợ theo hệ thống phân loại nội bộ, cơ quan quản lý ngân hàng định kỳ sẽ xem xét, đánh giá tính phù hợp của hệ thống phân loại nợ. Ở Pháp qui định các yêu cầu tối thiểu về đánh giá nợ mà khơng có hướng dẫn cụ thể về phân loại nợ xấu, theo đó các ngân hàng tự xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Tại Việt nam, trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng xác định các nhóm nợ dựa trên hạng khách hàng. Cụ thể:

AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 CCC

_______________CC_______________

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thanh khoản cao, thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng có thu nhập ổn định trong quá khứ hoặc hiện tại và có thể dự đốn trong tương lai, sẵn có nguồn vốn thay thế. Có khả năng cạnh tranh trong ngành; ngành nghề kinh doanh ổn định và phát triển, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng AAA, AA, A.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tương lai nhưng hiện tại có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng BBB, BB.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, gồm các khoản nợ của khách hạng được xếp hạng B, CCC, CC.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khách hàng thường xuyên không trả được nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất cao gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng C.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi, mất vốn, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng D.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú xuyên khoá luận tốt nghiệp 610 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w