Thực trạng hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 54)

2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn thực hiện chương trình cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn

Lâm Đồng là tỉnh miền núi, thuộc khu vực Nam Tây nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.773,54 km2. Có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 2 thành phố với 148 xã, phường, thị trấn, trong đó có 42 xã, phường thuộc vùng 1; 55 xã, thị trấn thuộc vùng 2; 48 xã thuộc vùng 3. Có 49 xã thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Cả tỉnh có 106 xã thuộc vùng khó khăn. Dân số đến cuối năm 2011 có 1.218.691 người, trong đó 38% dân số thành thị, 62% dân số nơng thơn. Lao động trong độ tuổi là 665.135.

Là tỉnh có nhiều dân tộc đang sinh sống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều, ngơn ngữ, phong tục tập qn và tín ngưỡng tơn giáo, sắc thái văn hóa cũng khác nhau. Hiện tại, Lâm đồng có đến 40 dân tộc anh em đang sinh sống: trong đó dân tộc K’Ho chiếm 12%, dân tộc Mạ chiếm 2,5%, dân tộc Nùng chiếm gần 2%, dân tộc Tày 2%, người Hoa 1,5%, ChuRu 1,5%... còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1%. Theo số liệu điều tra thống kê hộ nghèo của Sở Lao động & Thương binh xã hội Lâm Đồng thì đến cuối năm 2011 tồn tỉnh cịn 25 ngàn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,1%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số lả 14,8 ngàn hộ, chiếm tỷ lệ 25,6%.

Năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt 25,6 triệu đồng, tăng 15,4% so năm 2010; Cơ cấu kinh tế: ngành nông- lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,4% ,công nghiệp và xây dựng đạt 21,6% và dịch vụ đạt 32% .

Đến nay tồn tỉnh có 50 đơn vị dạy nghề. Trong năm 2011 tuyển mới học nghề 40.677 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28%, tăng 3% so với năm trước. Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đã tổ chức được 280 lớp với 7.500 học viên tốt nghiệp, trong đó người đi học thuộc huyện nghèo Đam Rông, các xã nghèo, thôn nghèo, đồng bào dân tộc, hộ nghèo chiếm 50,4% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Tỷ lệ người có việc làm sau học

nghề đạt 86,5%, xuất hiện nhiều mơ hình dạy nghề có hiệu quả trong đồng bào dân tộc, dạy nghề phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn. Kinh phí chi hỗ trợ học nghề cho lao động nơng thơn khoảng 9,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 4,86 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 3 tỷ đồng, nguồn khác 1,5 tỷ đồng.

Đối với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, năm 2011, trường Đại học Đà Lạt có số sinh viên thực tế đã nhập học khố 35 trình độ đại học có 1.529 sinh viên, hệ cao đẳng có 265 sinh viên; Trường Đại học Yersin Đà Lạt có số lượng đã nhập học là 359 sinh viên; Trường Cao đẳng sư phạm có số lượng nhập học thực tế được 768 sinh viên cao đẳng sư phạm chính quy và 240 sinh viên ngồi sư phạm. Ngoài ra Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng có 352 sinh viên; trường Cao đẳng Cơng nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có 169 sinh viên nhập học; trường Trung cấp Du lịch Đà Lạt có 48 sinh viên…

Mặc dù các đặc điểm miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhiều tỉnh miền núi khác cũng có, nhưng Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có nhiều trường đại học, cao đẳng, nên lượng học sinh, sinh viên chỉ tính riêng trên địa bàn Tỉnh cũng đã rất lớn. Do đó, nhu cầu vay vốn học tập là rất lớn, thuận lợi cho NHCSXH tỉnh Lâm Đồng mở rộng cho vay ngay trên địa bàn Tỉnh, tuy nhiên do địa bàn miền núi và vùng sâu, vùng xa, nên để triển khai được những hoạt động cho vay đến các hộ gia đình có con em đi học là vấn đề khơng hề đơn giản, cần có mạng lưới cũng như hệ thống các cộng tác viên lớn thì mới có thể triển khai hiệu quả chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, Lâm Đồng là tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với các loại cây công nghiệp dài ngày như điều, cà phê, vì vậy, thu nhập của một bộ phận người dân phụ thuộc vào thời tiết, mùa màng, giá cả. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu nợ của chương trình tín dụng. Ngồi ra, là địa bàn miền núi, nhiều dân tộc anh em, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn thì việc triển khai thu hồi nợ cũng là một vấn đề làm NHCSXH tỉnh Lâm Đồng rất quan tâm để có thể triển khai lâu dài, hiệu quả hoạt động tín dụng này mà không cần phải hỗ trợ nhiều từ Nhà nước, NHCSXH Trung ương.

2.2.2. Hoạt động tín dụng HSSV giai đoạn 2007-2011

2.2.2.1. Tình hình chung

Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã nhận bàn giao chương trình cho vay HSSV từ Ngân hàng Cơng thương tỉnh Lâm Đồng nhằm hỗ trợ những HSSV có hồn cảnh khó khăn, khơng đủ khả năng tài chính trang trải chi phí học tập, đặc biệt là HSSV thuộc diện chính sách, hộ nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tiếp tục thực hiện cho đến nay. Tuy nhiên, chương trình này trước đây chiếm tỷ lệ khơng đáng kể trong tổng dư nợ của NHCSXH do hạn chế về nguồn vốn, mức cho vay và đối tượng được thụ hưởng. Từ khi có Quyết định 157/2007/ QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với HSSV với nhiều đổi mới so với trước như đối tượng thụ hưởng được mở rộng, lãi suất cho vay thấp, mức cho vay được nâng lên, thủ tục cho vay đơn giản... chương trình cho vay HSSV đã có tốc độ tăng đáng kể.

Ngay sau khi Tổng giám đốc NHCSXH đã có Văn bản số 2162A/NHCS-TD hướng dẫn việc thực hiện, Ban đại diện HĐQT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức ngay Hội nghị triển khai Quyết định với thành phần gồm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện, Sở, Ban, ngành có liên quan... và có Nghị quyết chỉ đạo cụ thể việc thực hiện. Trên cơ sở đó, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định tại địa phương mình.

Về phía chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho vay HSSV cho Giám đốc các Phòng giao dịch NHCSXH, cán bộ tín dụng tồn chi nhánh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Lâm Đồng, Đài PT&TH địa phương đăng tải các nội dung về chính sách tín dụng đối với HSSV. Đồng thời chỉ đạo các Phịng giao dịch NHCSXH các huyện thơng báo cơng khai chính sách tín dụng đối với HSSV tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong tồn tỉnh; báo cáo về chương trình tín dụng này cho cấp ủy, chính quyền cấp xã. Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai có hiệu quả ngay trong những ngày đầu tháng 10/2007.

Trên cơ sở thống kê số HSSV trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và khảo sát của UBND cấp xã, chi nhánh đã đề nghị NHCSXH Việt Nam bổ sung kế hoạch tín dụng cho vay HSSV năm 2007 là 24,5 tỷ đồng, đưa kế hoạch chương trình này năm 2007 lên 38,9 tỷ đồng. Công tác triển khai, cho vay HSSV theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện kịp thời trong tháng 10/2007, đã đáp ứng nhu cầu vay của hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn cho HSSV đi học và được sự đồng tình của dư luận xã hội.

NHCSXH tỉnh Lâm Đồng cũng đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng giao kế hoạch bổ sung ngay cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết của UBND tỉnh với chủ trương: “Khơng được để HSSV nào có hồn cảnh khó khăn khơng đến trường học được vì khơng có kinh phí”, chỉ sau 2 tháng, dư nợ cho vay HSSV toàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt được 41.431 triệu đồng với 10.440 hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn được vay vốn để cho con đi học, đạt 105% kế hoạch được giao; tăng 30.108 triệu đồng và 6.912 hộ so với cuối tháng 09/2007. Một số địa phương đã thực hiện tốt chương trình cho vay này như thành phố Đà Lạt: 8.970 triệu đồng; Thành phố Bảo Lộc: 8.204 triệu đồng; huyện Bảo Lâm: 4.509 triệu đồng và huyện Đức Trọng: 4.644 triệu đồng. Đến nay toàn tỉnh cịn khoảng 1.500 hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn có nhu cầu vay đã đăng ký với UBND cấp xã, chi nhánh đang tiếp tục đề nghị NHCSXH bổ sung nguồn vốn 8 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu trên.

Tổng kết giai đoạn 2007-2011, hoạt động tín dụng cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển mạnh mẽ, trong năm 2011, dư nợ HSSV của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng xếp thứ 20 toàn quốc và xếp thứ 2 khu vực Tây Nguyên, đạt 506.600 tỷ đồng. Đối tượng học sinh sinh viên được vay vốn cũng tăng lên rất nhanh: năm 2007 có 1.917 HSSV được nhận vốn vay thì đến năm 2011 con số này lên tới 31.624 HSSV vay vốn. Kế quả này một mặt thể hiện được ưu thế về địa lý của tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời cũng phần nào nói lên thành cơng của hoạt động tín dụng HSSV cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Bảng 2.3. Tình hình vay vốn HSSV của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

Chỉ tiêu

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Số HSSV vay

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

Qua bảng 2.3, ta thấy doanh số cho vay là 3.205 triệu đồng năm 2006, đến năm 2010 đạt 159.164 triệu tăng hơn 400% so với năm 2006, mặc dù giảm nhẹ vào năm 2011, doanh số cho vay vẫn đạt 128.957 triệu đồng. Chính vì vậy, tổng dự nợ của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2007-2008, mặc dù tốc độ đang theo xu hướng giảm nhưng tổng dự nợ vẫn tăng rất nhanh, cụ thể ta xem xét trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Dƣ nợ HSSV qua các năm của NHCSXH Lâm Đồng

600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 Dƣ nợ cho vay

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

Một trong những điểm thành cơng nữa của chương trình tính dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng là tỷ trọng tín dụng cho HSSV trong tổng hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng không ngừng tăng. Tỷ trọng dư nợ HSSV tăng dần qua các năm so với các chương trình khác. Năm 2006, dư nợ cho vay HSSV chỉ

30%. Điều này cho thấy chương trình tín dụng HSSV có ý nghĩa quan trọng vừa đối với ngân hàng, vừa có ý nghĩa xã hội. Tín dụng chính sách này vừa giúp ngân hàng tăng trưởng dư nợ qua các năm, vừa có ý nghĩa xã hội sâu rộng vì đã giúp cho hàng ngàn HSSV có hồn cảnh khó khăn tiếp tục được học tập, giảm tỷ lệ HSSV bỏ học giữa chừng vì khơng đủ điều kiện trang trải chi phí học tập.

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng dƣ nợ HSSV qua các năm của NHCSXH Lâm Đồng

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 2 0% Cho vay HSSV Các chƣơng trình cho vay

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

Như trên đã đề cập giai đoạn sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ NHCT, chương trình HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay trực tiếp đến các học sinh, sinh viên do vậy việc cho vay rất khó khăn. Đầu năm 2006, cơ chế cho vay được thay đổi thơng qua hộ gia đình, việc cho vay các HSSV có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do đối tượng vay còn hạn chế nên số lượng HSSV được vay vốn ít. Chương trình thực sự đạt kết quả cao kể từ khi Quyết định 157/2009/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV được ban hành. Từ đây nhiều học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp tục được học tập và yên tâm học tập tạo cho mình một kiến thức vững chắc để khi ra trường có việc làm ổn định, thu nhập cao giúp ích cho gia đình, bản thân và góp phần xây dựng phát triển đất nước. Nhiều hộ gia đình khắc phục được khó khăn, tiếp tục cho con theo học, góp phần giảm tỷ lệ HSSV bỏ học vì khơng có khả năng trang trải chi phí học tập. Cuối năm 2007, qua 3 tháng triển khai cho vay theo quyết định

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, ngành Ngân hàng trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá, cũng như gánh chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều NHTM tín dụng hầu như đóng băng; nhưng NHCSXH tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao. Cụ thể năm 2008 cho vay HSSV tăng so với năm 2007 là 111.257 triệu đồng với 20.479 HSSV vay vốn. Năm 2009 - 2011 NHCSXH tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì được đà tăng trưởng đều, năm 2009 dư nợ HSSV tăng 87,28% so với năm 2008 và năm 2010 dư nợ tăng 48,8% so với năm 2009, năm 2011 tăng 23,11% so vơi năm 2010. Tuy nhiên, năm 2009 - 2011 tốc độ tăng trưởng có giảm dần do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất , do số HSSV đang đi học có nhu cầu và đúng đối tượng vay vốn thì

hầu như đã được giải quyết hết trong năm 2007 và 2008. Sang đến năm 2009 - 2011 đa số chỉ còn là những sinh viên mới bắt đầu nhập học năm học đầu tiên.

Thứ hai, do thu hẹp đối tượng được vay vốn. Theo QĐ 157/2007/QĐ-TTg thì

đối tượng HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học thì được vay vốn. Đến ngày 31/8/2010, văn phịng Chính phủ có thơng báo số 231/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về chương trình tín dụng đối với HSSV quy định chỉ cho vay một lần không quá 12 tháng đối với HSSV mà gia đình khó khăn về tài chính. Do vậy, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng phải rà sốt lại các khoản đã giải ngân trước đây nếu đã cho vay đủ hoặc vượt so với thơng báo trên thì dừng lại khơng cho vay nữa.

Thứ ba, do cuối năm 2010 nguồn vốn cho vay HSSV không đủ để cho vay.

Mặc dù Chính phủ rất quan tâm trong việc bố trí các nguồn từ ngân sách, bảo lãnh cho NHCSXH phát hành trái phiếu, huy động vốn nhưng NHCSXH vẫn không đủ vốn để cho vay trong năm 2010. Thông báo nguồn vốn cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh năm 2010 là 905.657 triệu, nhưng đến 31/12/2010 nguồn vốn để cho vay mới có 871.901 triệu đồng, còn thiếu 33.756 triệu đồng.

Đối với hoạt động thu nợ: do đặc thù cho vay HSSV thời gian từ khi cho vay đến khi thu nợ kéo dài, hơn nữa nợ phải trả cũng chia thành nhiều kỳ như khi cho vay, nên qua 4 năm triển khai thì mới chỉ có một số rất ít HSSV đến hạn trả và số tiền cũng

chưa nhiều. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định 579/QĐ-TTg của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất chương trình cho vay học sinh sinh viên là 76.548 triệu đồng/15.773 khách hàng. Dư nợ được hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2010 là 75.783 triệu đồng, số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng là 1.150 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w