Định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 82 - 83)

Nằm trong hệ thống NHCSXH Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phương mình, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra chính sách tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, phấn đấu làm tốt hơn nữa chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm đạt được chỉ tiêu kế hoạch do NHCSXH Việt Nam giao. Cụ thể:

- Tích cực tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến các cấp chính quyền và nhân dân để các chương trình tín dụng thực hiện có hiệu quả.

- Tích cực triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, phấn đấu đạt nguồn vốn, hàng năm dư nợ tăng trưởng 15%; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn; giải quyết việc làm cho lao động; xây mới và cải tạo cơng trình nước sạch vệ sinh; xây dựng nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hỗ trợ chi phí học tập cho HSSV có hồn cảnh khó khăn có điều kiện theo học.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng uỷ thác, thường xuyên củng cố tổ TK&VV, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho tổ trưởng, cho vay đúng đối tượng, vốn vay được sử dụng hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của BĐD HĐQT tỉnh và Huyện. của các cấp hội nhận uỷ thác, của NHCSXH đối với cơ sở và trực tiếp hộ vay.

- Về nguồn vốn: chỉ đạo các Phòng giao dịch Huyện, thành phố phối hợp với đơn vị nhận uỷ thác tích cực triển khai huy động vốn, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm.

- Từ năm 2011 sẽ bắt đầu áp dụng chuẩn nghèo theo chuẩn mới của giai đoạn 2011- 2015, PGD NHCSXH huyện, các đơn vị nhận uỷ thác, tổ TK&VV cần nắm được danh sách hộ nghèo mới để làm cơ sở xem xét cho vay, đối chiếu đảm bảo cho vay hộ nghèo theo đúng đối tượng chỉ định của Chính phủ.

- Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV, làm tốt cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, cán bộ hội nhận uỷ thác và tổ trưởng tổ TK&VV.

Căn cứ theo chiến lược chung của NHCSXH Việt Nam, trong giai đoạn tới, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng cần tập trung vào những định hướng sau:

- Xác định rõ đối tượng được ưu đãi và phương thức ưu đãi sao cho ngân sách Nhà nước giảm cấp bù chênh lệch lãi suất đối với phần huy động vốn.

- Ổn định cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực về tài chính của NHCSXH theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ, tiến tới tự bù đắp chi phí hoạt động, trở thành cơng cụ hữu hiệu của Chính phủ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

- Kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế để thu hút vốn ODA ưu đãi được vay dài hạn, ổn định, lãi suất ưu đãi, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển hệ thống công nghệ thơng tin tập trung hóa cao trên cơ sở cơng nghệ tiên tiến hiện đại, mang tính ổn định vững chắc, tuân thủ các chuẩn quốc tế, phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam và các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w