3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH
3.2.2. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc
triển khai thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ
Như phần trên đã đề cập đến, mơ hình tổ chức hoạt động của NHCSXH đặc biệt khác các ngân hàng khác đó là kết hợp giữa 4 bộ phận hợp thành: chính quyền địa phương các cấp, NHCSXH, các tổ chức nhận uỷ thác và mạng lưới các tổ TK&VV. Do vậy, chất lượng tín dụng của NHCSXH nói chung, chất lượng cho vay HSSV nói riêng có tốt hay khơng thì đó khơng chỉ là trách nhiệm của riêng NHCSXH mà còn là trách nhiệm chung của tồn xã hội. Do đó cần phải có sự phối
hợp tốt giữa NHCSXH và các cấp chính quyền, hội đồn thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà bản thân một ngành, một tổ chức không giải quyết được, cụ thể như sau:
- NHCSXH phải thường xuyên thông tin trao đổi kịp thời với chính quyền xã và các tổ chức đồn thể, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những nơi làm chưa tốt. Phối hợp cùng tổ chức hội đồn thể đơn đốc thu hồi nợ, cung cấp số liệu hàng tháng cho các tổ chức hội tạo điều kiện cho các tổ chức quản lý được nguồn vốn của mình.
- Đối với chính quyền địa phương: Uỷ ban nhân dân xã, phường cần kiện tồn củng cố Ban xố đói giảm nghèo địa phương, cán bộ trong Ban phải nắm vững tình hình của địa phương mình, để lựa chọn đúng đối tượng vay vốn. Các tổ chức đồn thể tại địa phương phải có trách nhiệm trong việc bảo lãnh tín chấp cho các hội viên của mình thể hiện trong việc bình xét, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi đúng hạn, định kỳ có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hội viên. Cán bộ tổ chức hội phải thực sự trở thành đội ngũ cán bộ tín dụng đủ năng lực để thực thi các cơng đoạn uỷ thác.
- Đối với các tổ chức nhận uỷ thác: cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức hội cấp xã đối với người vay và tổ TK&VV. Việc trả phí uỷ thác ngồi căn cứ vào kết quả thu lãi và chất lượng dư nợ như hiện nay thì cần phải dựa trên cả kết quả cụ thể thực hiện sáu công đoạn uỷ thác.
- Đối với tổ TK&VV: Tổ cần được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của NHCSXH, đảm bảo hài hồ lợi ích của tổ viên, tổ trưởng. Tổ trưởng và ban quản lý tổ phải lựa chọn người có năng lực và phẩm chất đạo đức. NHCSXH cũng cần có tiêu chí phân loại xác định chính xác hơn chất lượng của tổ TK&VV, khen thưởng kịp thời những tổ TK&VV hoạt động tốt có hiệu quả.
- Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, cần tiến hành củng cố, sắp xếp, đào tạo lại Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với những Tổ tiết kiệm và vay vốn khơng cịn hoạt động thì xử lý theo hướng: thứ nhất, hộ vay có khả năng trả nợ, động viên trả ngay, hướng dẫn hộ gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt
động tại địa bàn hoặc có đủ điều kiện và số lượng thì thành lập tổ mới. Thứ hai, hộ có khả năng trả dần theo cam kết thì bàn giao cho cán bộ xã, phường hoặc hội, đoàn thể tổ chức thu nợ dần theo cam kết.
- Ngoài ra mở các lớp tập huấn đào tạo cho cán bộ, tập huấn đào tạo không chỉ cho cán bộ biên chế của NHCSXH mà cịn tập huấn cho các cán bộ tổ chức hội đồn thể, cho đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV (đây được coi là đội ngũ cán bộ không biên chế của NHCS). Vì khi trình độ cán bộ được nâng lên, thì việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay và trong suốt quá trình vay sẽ được nâng lên theo. Đây chính là biện pháp trước tiên và cũng là thiết thực nhất trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
- Đồng thời phối hợp với sở giáo dục đào tạo tỉnh, sở lao động thương binh xã hội tại tỉnh và chính quyền địa phương trong việc theo dõi HSSV trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp để thu hồi vốn vay tín dụng của HSSV theo hướng: Nhà trường phải nắm rõ HSSV nào đang vay vốn NHCSXH, trước khi tốt nghiệp phải yêu cầu HSSV đó phải làm giấy cam kết trả nợ và HSSV phải có trách nhiệm thơng báo cho nhà trường và gia đình địa chỉ đơn vị cơng tác khi có việc làm, có nguồn thu nhập để trả nợ.