Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 70 - 81)

2.3. Đánh giá về chương trình tín dụng đối với HSS Vở Lâm Đồng

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế:

Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong hỗ trợ các sinh viên nghèo, hồn cảnh khó khăn được theo đuổi ước mơ học tập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cung như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Lâm Đồng nhưng quá trình triển khai hoạt động tính dụng HSSV, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng cũng cịn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, UBND cấp xã còn lúng túng trong việc xác định tiêu chí và cách tính tốn, lập danh sách thống kê hộ gia đình nghèo, hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn theo Thơng tư số 27/2007/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để làm căn cứ phê duyệt cho vay. Công tác điều tra số lượng HSSV trúng tuyển và đang theo học các trường, số hộ gia đình HSSV có hồn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn ở các địa phương cũng như việc bình xét, phê duyệt đối tượng cho vay từ cơ sở chưa chặt chẽ, còn nể nang. Bên cạnh đó, một số hộ dân chưa nhận thức đúng về chương trình nên hộ khá cũng xin vay vốn HSSV. Việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo cịn chưa thống nhất, theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình qn đầu người bằng 130% hộ nghèo; tuy nhiên Thông tư hướng dẫn số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thì hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình qn đầu người bằng 150% hộ nghèo.

Thứ hai, về nguồn vốn cho vay: Hiện nay vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng chủ yếu do ngân sách cấp hoặc ngân sách cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý để NHCSXH huy động vốn cho vay. Với tốc độ cho vay như hiện nay, trong thời gian tới chương trình sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn để cho vay. Các nguồn vốn của địa phương và tự huy động mặc dù tăng nhưng khơng đáng kể.

Thứ ba, cịn có sự khơng nhất quan trong việc xác định thời hạn cho vay, số tiền cho vay do giấy tờ hành chính của các cơ quan như UBND, trường học chưa thống nhất. Ví dụ, một số trường cấp giấy xác nhận cho HSSV theo mẫu riêng của trường, có những điều khoản riêng (như giấy xác nhận này chỉ có giá trị trong thời hạn 3 tháng hoặc có giá trị từ ngày... đến ngày) nên khi hồ sơ đưa đến NHCSXH có thể đã hết thờ hạn; có nơi giấy xác nhận do HSSV lập và nhà trường ký xác nhận nhưng chưa kiểm tra kỹ nên có một số nội dung chưa chính xác như: thời gian học, khóa học hoặc ký giấy xác nhận chưa đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT... khiến người vay phải xác nhận lại. Tại một số trường chưa thực hiện việc theo dõi việc cấp giấy xác nhận cho HSSV, theo dõi HSSV được vay vốn. Việc cấp mã trường, mã HSSV khối dạy nghề chưa kịp thời.

Thứ ba, thời gian cho vay HSSV kéo dài, có trường hợp đến 13 năm, một số hộ vay chuyển nơi sinh sống nên NHCSXH gặp khó khăn trong việc theo dõi tiếp tục cho vay và thu hồi nợ.

Thứ tư, việc thu hồi nợ của các HSSV vay tiền theo cơ chế cho vay trực tiếp trước đây đang gặp khó khăn do NHCSXH khó liên lạc với HSSV vì sau khi ra trường, HSSV đi làm và thay đổi địa chỉ.

Thứ năm, tỷ lệ HSSV vay vốn học nghề còn thấp trong tổng dư nợ cho vay HSSV do: Các trường dạy nghề phần lớn là ngay tại địa phương, thời gian học ngắn, số tiền vay ít, thời gian được vay ngắn nên gia đình tự cân đối tài chính chi trả học phí cho học sinh. Các em học nghề tại các cơ sở tư nhân, không được cấp Giấy xác nhận nên khơng có cơ sở để vay vốn NHCSXH.

Thứ sáu, về công tác thông tin tuyên truyền ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng vốn vay đúng nục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn. Ví dụ như cịn xảy ra tình trạng có trường do phổ biến chính sách chưa đầy đủ nên nhiều HSSV nghĩ rằng đầy là chương trình tín dụng ưu đãi cho tất cả HSSV, ai cũng được vay dẫn đến tình trạng có em dù gia đình đã cung cấp đủ điều kiện học, khơng thuộc đối tượng được vay vốn nhưng muốn có tiền để phục vụ các nhu cầu khác nên vẫn xin giấy xác nhận

của nhà trường để vay dẫn đến sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng trả được nợ khi đến hạn; Nhiều trường còn chưa theo dõi quản lý giấy cam kết trả nợ chặt chẽ nên cịn khó khăn trong thu hồi nợ.

2.3.3.2. Nguyên nhân

Việc tồn tại các hạn chế trong công tác quản lý rủi ro do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung lại là có 2 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội trong những năm qua có nhiều biến động cũng đã ảnh hưởng lớn hoạt động cho vay của NHCSXH cũng như trả nợ của người dân. Trong mấy năm vừa qua, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến

động rất phức tạp và tỉnh Lâm Đồng khơng nằm ngồi ảnh hưởng đó. Lạm phát tăng cao, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng như nhà máy trà, các công ty may, công ty cà phê... số lao động mất việc làm tăng cao, vừa ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình, vừa là nguyên nhân dẫn đến HSSV ra trường khơng có việc làm, khơng có thu nhập để trả nợ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng nói chung, đến cho vay HSSV nói riêng.

Thứ hai, chủ trương chính sách của Nhà nước khơng rõ ràng và có sự thay đổi cũng đã làm cho hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ảnh hưởng đến nguyên nhân nợ quá hạn tại chi nhánh. Chương trình ưu

đãi cho HSSV vay vốn với lãi suất thấp có mặt tích cực là giúp hộ nghèo và hộ khó khăn có tiền cho con đi học mà không phải chịu áp lực lớn về lãi suất so với đi vay NHTM hoặc đi vay ngoài, nhưng mặt tiêu cực là do lãi suất thấp, kể cả lãi suất quá hạn (0,65%) vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất bên ngoài nên phát sinh nhiều hạn chế, tiêu cực:

- Lãi suất ưu đãi làm cho việc bình xét hộ vay đơi khi khơng minh bạch, dẫn đến sai đối tượng; cho vay cào bằng; người vay khơng có ý thức trả nợ gốc, có khi

vẫn xin gia hạn nợ dù có khả năng hồn trả, hoặc có người vay khơng sử dụng mà cho bà con họ hàng, người quen không đủ tiêu chuẩn hộ nghèo vay lại.

- Lãi suất thấp làm cho người vay thiếu ý thức trả nợ khi có điều kiện trả, sẵn sàng trả lãi với lãi suất quá hạn để dùng số tiền vào việc khác.

- Lãi suất thấp dẫn đến thu nhập khơng đảm bảo chi phí trong khi Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, cơ chế thu chi bị thắt chặt, dẫn đến chi phí cho thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát (kể cả đối với cán bộ ngân hàng và đơn vị nhận uỷ thác) phải cắt giảm chi tiêu nên cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hoàn trả nợ thấp.

- Lãi suất ưu đãi nên NHCSXH khó khăn trong việc huy động tiết kiệm với lãi suất cao để thu hút nguồn tiền gửi trong dân cư, đặc biệt là huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

Thư ba, thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước cũng như trường học ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng cho HSSV. Bên cạnh đó, năng lực và những vấn đề tiêu cực của chính quyền cấp xã cũng đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng HSSV, cụ thể:

- Về xác nhận đối tượng vay vốn tại xã: Nhiều xã chưa thực hiện theo thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ LĐTBXH về việc hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn theo quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ. Khách hàng của NHCSXH là những đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước quy định theo tiêu chí phân loại do Nhà nước TW hoặc địa phương quy định và do cấp xã điều tra công nhận. Tuy nhiên cơng tác này cịn rất nhiều tồn tại. Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn phục vụ cho nhiều chính sách khác nhau, nhưng do việc phân công trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra thống kê, cập nhật số liệu chưa thật khoa học, không sát thực tế, đã tạo ra những kẽ hở trong quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước dẫn tới sự mất cơng bằng ở địa phương.

- Có nhiều xã trong q trình triển khai là một số chính quyền địa phương thực hiện xác nhận, lựa chọn đối tượng có đủ điều kiện được vay vốn cịn nể nang,

dễ dãi, dẫn đến hiện tượng cho vay sai đối tượng, điều này gây nên khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ.

- Ngồi ra việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo và nhất là hộ khó khăn về tài chính, nhiều xã cịn lúng túng khi thực hiện xác nhận. Thường ở nơng thơn nếu có nhu cầu vay vốn cho con đi học, gia đình gặp khó khăn về tài chính nhưng khơng phải do (tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh), nhiều xã vẫn xác nhận là hộ khó khăn về tài chính. điều này vừa gây áp lực về nguồn vốn vừa gây khó khăn cho NHCSXH trong việc xử lý thu hồi nợ.

- Về hồ sơ cho vay: Do sử dụng chung mẫu biểu với các chương trình cho vay khác nên chưa có phần quy định về cam kết trả nợ của hộ vay sau khi HSSV hồn thành khố học làm cơ sở cho NHCSXH thu nợ và để hộ vay theo dõi kế hoạch trả nợ.

- Về cơ chế uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội cũng nảy sinh một số bất cập như chưa chú ý đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ TK&VV, việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và việc đôn đốc thu nợ; chưa phân biệt rõ ràng chức năng của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý tổ TK&VV với chức năng tác nghiệp của tổ TK&VV. Một số nơi còn nể nang thiếu kiên quyết trong việc xử lý đối tượng vay vốn sai mục đích, sai đối tượng.

- Chưa có cơ chế trách nhiệm trong việc phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan Lao động – Thương binh xã hội, NHCSXH, các tổ chức đoàn thể, cơ sở dạy nghề, gia đình và người học trong việc sử dụng vốn, thông tin về việc làm, thu nhập sau khi tốt nghiệp nên hiện số liệu về tình hình cho vay chủ yếu do NHCSXH cung cấp, số liệu về giải quyết việc làm, thu nhập hầu như khơng có nên bị động trong đề xuất các biện pháp lồng ghép các dự án trên địa bàn để hỗ trợ người lao động góp phần giải quyết việc làm, có thu nhập để trả nợ vay, nhất là đối với các trường hợp đi làm việc tại các địa phương khác.

- Sau hơn ba năm kể từ khi NHCSXH chuyển phương thức cho vay trực tiếp đến HSSV sang cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, Đồn thể và hộ gia đình HSSV là người trực tiếp nhận nợ thì cơng tác thu hồi nợ đến hạn đã có dấu

hiệu khả quan hơn vì nguồn trả nợ tiền vay khơng chỉ là của cá nhân mà là tổng hợp từ thu nhập của gia đình. Nhưng trong đó nguồn từ thu nhập của HSSV khi ra trường có việc làm là quan trọng. Do đó, nhiều HSSV khi ra trường khơng có việc làm, khơng có thu nhập nên việc thu hồi nợ đến hạn gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc chỉ định đối tượng vay vốn, bình xét đối tượng vay do chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có liên quan thực hiện, ngồi mặt tích cực cũng có hạn chế đó là việc quyết định cho vay hay không cho vay để đảm bảo hiệu quả cho cả người vay và ngân hàng không phải do NHCSXH quyết định. Mặt khác thủ tục này mang tính chất hành chính nên có thể xẩy ra việc lạm dụng quyền hạn của cơ quan có liên quan dẫn đến vốn vay không đúng đối tượng, không kịp thời, không hiệu quả, người cần vay thì khơng được vay.

Thư tư, nguyên nhân từ khách hàng vay. Như trên ta đã phân tích về ngun nhân q hạn của các món vay thì phần lớn các món q hạn là do khách hàng.

- Do đối tượng vay vốn chính là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về tài chính. Nguồn trả nợ của các hộ gia đình hầu hết là trơng chờ vào chính HSSV đó khi ra trường, có việc làm, có thu nhập. Nhưng thực tế, số HSSV ra trường có việc làm, có thu nhập ổn định để trả nợ thì lại khơng nhiều. Do vậy, HSSV ra trường khơng có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp trong khi gia đình q nghèo khơng đủ khả năng trả nợ thay nên gây ra rủi ro tín dụng.

- Nợ quá hạn cho vay HSSV theo cơ chế cũ (cho vay trực tiếp HSSV) có tỷ lệ cao. Một số HSSV ra trường ý thức trả nợ chưa cao, sinh viên cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho NHCSXH. NHCSXH gửi thông báo nợ đến hạn, đôn đốc trả nợ nhưng khơng đến được sinh viên này. Hoặc có những HSSV đã có việc làm nhưng ở các cơ quan, địa phương trải rộng trong cả nước, nhưng ở nước ta chưa có cơ quan nào theo dõi quản lý các thông tin HSSV sau khi ra trường, nên NHCSXH gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ.

- Cá biệt có trường hợp cả HSSV và gia đình đều chuyển đi địa phương khác không thể liên lạc được, trường hợp này được coi là mất tích

- Nhiều hộ vay bị rủi ro do dùng tiền vay khơng đúng mục đích là khơng dùng vốn vay để trang trải chi phí học tập cho con đi học mà sử dụng vào việc khác, hoặc vay vốn để trả vay nặng lãi từ thị trường, hoặc cho họ hàng người khác vay ké, khi xảy ra rủi ro khơng có khả năng trả nợ ngân hàng.

- Một số hộ vay không hiểu biết chỉ biết quan hệ vay trả với tổ trưởng, thậm chí khơng biết vốn vay ngân hàng, khơng có ý thức trách nhiệm, chưa tự nguyện trả nợ cho NHCSXH.

- Có trường hợp khách hàng trây ỳ do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức trả nợ, cho rằng tiền của Nhà nước, nếu không trả được nợ thì cũng khơng sao, trước sau thì Nhà nước cũng cho.

Thứ năm, nguyên nhân từ phía Nhà nước và các ban ngành liên quan.

Về phía Nhà nước, Nhà nước chưa có cơ chế quy định về việc đảm bảo có việc làm đối với các HSSV khi ra trường, do vậy những sinh viên chưa tìm được việc làm sẽ khơng có nguồn thu nhập để trả nợ, cịn những sinh viên đã có việc làm nhưng Nhà nước ta chưa có cơ quan nào theo dõi quản lý một cách tổng thể các sinh viên sau khi ra trường. Vì vậy nếu sinh viên khơng có ý thức trả nợ thì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w