Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 91 - 92)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH

3.2.8 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ

Cơng tác kiểm sốt nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ quan trọng, thơng qua hoạt động kiểm sốt có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đồng thời cũng phát

hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ gây ra. Để nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra kiểm tốn cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Để cán bộ kiểm soát thực hiện kiểm tra kiểm soát việc làm của người khác được thì trước hết cán bộ đó phải làm đúng và làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Do đó cần bố trí những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, có kiến thức hiểu biết chung về pháp luật, nắm được các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; có thâm niên cơng tác và đã qua nhiều vị trí chun mơn nghiệp vụ để bổ sung cho phịng kiểm sốt.

- Do hầu hết tại các chi nhánh số cán bộ biên chế cho phịng Kiểm sốt khơng nhiều, nên tuỳ từng thời điểm kiểm tra, từng nội dung kiểm tra có thể bố trí tăng cường cán bộ phòng ban khác, hoặc tại phòng giao dịch khác, những cán bộ nắm chắc nghiệp vụ đang cần kiểm tra để tăng cường cho đoàn kiểm tra. Ngoài ra phải chú trọng đến công tác tự kiểm tra của từng đơn vị. Hiện tại, mỗi PGD đều đã giao cho 1 đồng chí lãnh đạo kiêm nghiệp vụ kiểm tra tại đơn vị, nhưng do công việc nhiều nên việc kiểm tra mới mang tính hình thức, số lượng hồ sơ, chứng từ kiểm tra không nhiều, nên chưa thực sự phát huy được tác dụng của việc tự kiểm tra.

- Phải thường xuyên đổi mới phương thức kiểm tra, áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng, nội dung từng lần kiểm tra. Có thể thực hiện kiểm tra giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp trên hồ sơ giấy tờ hoặc có thể đi kiểm tra đối chiếu đến từng tổ TK&VV, từng hộ vay...

- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cũng như đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ phịng kiểm sốt để cán bộ kiểm soát thực sự phát huy được vai trò tác dụng của việc kiểm tra kiểm sốt.

- Bố trí thời gian, cơng việc hợp lý để cán bộ kiểm sốt ngồi thời gian đi kiểm tra các đơn vị cịn có thời gian nghiên cứu văn bản mới, cơng văn mới để cập nhật thêm kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w