Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 97 - 98)

3.3. Kiến nghị

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN có vai trị là quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Do đó NHNN cần:

- Tổng hợp phân tích, nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để có báo cáo, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương và Thống đốc NHNN về biện pháp quản lý hoạt động và phát triển mạng lưới của hệ thống tín dụng, sửa đổi chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của ngành.

- Hiện nay, hàng tháng NHNN đều có báo cáo giám sát từ xa, trong đó có đưa ra các chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ cũng như các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, ... Tuy nhiên đó mới chỉ là thống kê số liệu dựa trên cơ sở tổng hợp cân đối của các ngân hàng trên địa bàn, chưa có sự phân tích, dự báo và cũng như định hướng cho các Ngân hàng tham khảo. Do vậy, NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các Ngân hàng trên địa bàn thông qua tổng hợp, phân tích thơng tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân hàng có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách phát triển của mình để vừa tăng trưởng dư nợ hợp lý, vừa ngăn ngừa được rủi ro.

- Công tác thanh tra là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN, mục tiêu của công tác thanh tra là nhằm phát hiện kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi

vi phạm pháp luật. Do vậy, NHNN phải thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm sốt dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Chương trình thanh tra cần xây dựng chi tiết, phù hợp với từng thời điểm kiểm tra và phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng Ngân hàng. Nội dung thanh tra cũng cần thay đổi linh hoạt thường xuyên vừa đảm bảo kiểm soát được các ngân hàng, thể hiện được vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro mà vừa không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng.

- NHNN không chỉ chú trọng công tác kiểm tra mà đồng thời cũng phải chú trọng đến công tác phúc tra để cho những kiến nghị của thanh tra được thực hiện, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

- NHNN cần xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra phải là những người có phẩm chất đạo đức, am hiểu về chính sách pháp luật, có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ ngân hàng và hiểu được đặc thù của từng ngân hàng mà mình kiểm tra, đặc biệt là NHCSXH. Có như vậy thì cán bộ thanh tra đó mới có thể đưa ra những nhận định, kết luận giúp cho các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

- Do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, nếu chỉ một ngân hàng thì khơng thể khắc phục được. Do vậy các ngân hàng cũng rất cần có sự trao đổi kinh nghiệm, hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro. Để làm được thì cần có NHNN đứng ra làm trung gian, chỉ đạo thực hiện có thể dưới các hình thức tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm ... hoặc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội lâm đồng (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w