Quy trình quản trị rủi ro cho vay của NH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại NHTMCP quân đội chi nhánh thanh xuân khóa luận tốt nghiệp 729 (Trang 54 - 60)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại MBbank chi nhánh Thanh

2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro cho vay của NH

a) Nhận biết rủi ro tín dụng

Trong q trình nhận diện sớm rủi ro tín dụng, u cầu vay vốn của khách hàng tại MB Thanh Xuân được đánh giá qua 2 bước là thẩm định hồ sơ và xét duyệt cho vay. Nội dung thẩm định tuân thủ các quy định của MB ứng với phân loại khách hàng khác nhau. Nếu khoản vay có giá trị lớn, mức độ phức tạp hoặc cấp xét duyệt cho vay xét thấy cần thiết thì có thể u cầu tái thẩm định trước khi xét duyệt cho vay.

- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng sẽ được nhân viên quan hệ khách hàng hướng dẫn và lập hồ sơ xin cấp tín dụng và thẩm định bộ hồ sơ để tiến hành cho vay. Khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin theo hồ sơ mẫu của ngân hàng. Các thông tin bao gồm thông tin cá nhân cơ bản của khách hàng, tình hình tài chính, mục đích vay vốn, tài sản đảm bảo (nếu có), kế hoạch trả nợ của khách hàng. Hồ sơ của khách hàng sẽ được kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ và nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng.

Thẩm định tính pháp lý:

Người đại diện theo Pháp luật, người đại diện trong quan hệ vay vốn, chủ sở hữu theo giấy tờ và người chủ thực sự. Năng lực Pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện theo Pháp luật hoặc theo uỷ quyền của Doanh nghiệp, Pháp nhân.

Thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý điều hành: Cơ cấu, cách thức tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành kinh doanh, hạch toán kế toán; khả năng, kinh nghiệm, năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ chủ chốt; khả năng thay đổi về tổ chức quản lý kinh doanh.

Thẩm tra về khả năng tài chính, năng lực hoạt động: lịch sử cơng ty, những

thay đổi về vốn góp, về cơ chế quản lý, về công nghệ thiết bị, thay đổi về sản phẩm, loại hình kinh doanh hiện nay là gì, khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau loại hình kinh doanh này, các điều kiện địa lý kinh tế. Kiểm tra, phân tích các Báo cáo tài

chính, trong đó làm rõ tình hình vốn, tài sản; hàng hố, vật tư, ngun liệu, tồn kho; các khoản phải thu, phải trả; lỗ, lãi, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng tự chủ tài chính. Trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh của Khách hàng lỗ, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, xác định được kế hoạch, biện pháp khắc phục của Khách hàng là hiện thực.

Thẩm tra về nguồn trả nợ: Tình hình cơ sở vật chất như: Trụ sở giao dịch, nhà

xưởng, kho tàng, cửa hàng, máy móc, trang thiết bị. Các nguồn thu hoặc kế hoạch trả nợ của khách hàng.

Đối với các tài sản đảm bảo: Nhân viên phải kiểm tra xem bên cầm cố, thế chấp

có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng tài sản dùng làm bảo đảm không. Cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền, tính pháp lý trong trường hợp đồng sở hữu tài sản ... Khi khảo sát thực tế hoặc thu thập thêm thông tin từ những nguồn khác cần tìm cách kiểm chứng lại quyền sở hữu tài sản bảo đảm của bên cầm cố, thế chấp.

Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn của khách: Đánh giá tính hợp

pháp của phương án sản xuất, kinh doanh, mục đích vay vốn; đối chiếu đối tượng vay vốn so với chức năng sản xuất, kinh doanh, hoạt động và các quy định của Pháp luật. So sánh nhu cầu vay vốn với nhu cầu sử dụng vốn, xác định vốn tự có, nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ trong suốt thời gian vay, giá trị tài sản bảo đảm, việc chấp hành các giới hạn an toàn theo quy định. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế, xã hội của Phương án sản xuất, kinh doanh. Xác định khả năng duy trì ổn định nguồn tiền trả nợ trong suốt thời gian vay của khách hàng.

Dựa trên hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tín dụng của ngân hàng hồ sơ khách hàng sẽ được sàng lọc một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả xếp hạng tín dụng, nhân viên sẽ hồn thiện hồ sơ và lập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.

- Tái thẩm định hồ sơ

Nếu hồ sơ vay cần tái thẩm định thì việc tái thẩm định rủi ro tín dụng phải tiến hành độc lập theo quy định của ngân hàng. Báo cáo tái thẩm định kiểm tra tính chính xác mức xếp hạng khách hàng của tờ trình thẩm định, rà sốt tính hợp lý về các đánh giá của nhân viên liên quan đến rủi ro, kiểm tra thông tin CIC và các thơng

tin khác. Đánh giá độc lập tính khả thi và hiệu quả của khoản vay với các thông tin về rủi ro mà nhân viên tín dụng thu thập được. Tính khả thi và hiệu quả được tính tốn, giả định trong trường hợp cơ sở và trong trường hợp khủng hoảng. Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

- Quản lý và giải ngân tín dụng

Căn cứ tờ trình thẩm định của nhân viên quan hệ khách hàng, báo cáo tài thẩm định và giới hạn tín dụng, lãnh đạo có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định từ chối hoặc phê duyệt hồ sơ. Khi ngân hàng và khách hàng kí kết hợp đồng cho vay thì q trình giải ngân được bắt đầu và tài sản đảm bảo phải được đáp ứng. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hạn mức tín dụng, được thể hiện bằng số tiền cho vay và được ủy quyền cho các cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm phê duyệt. Mức độ xét duyệt cho vay được quy định theo từng cấp, nếu vượt quá khả năng phải trình cấp trên xin ý kiến.

Dịng tiền có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau phụ thuộc vào thời hạn khoản vay, giá trị khoản vay và thỏa thuận của hai bên, đáp ứng nguyên tắc giải ngân đủ từng lần. Trong thời gian giải ngân, ngân hàng tiếp tục theo dõi chặt chẽ để nhận biết các dấu hiệu bất thường, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng có thể xảy ra: số dư tài khoản khách hàng giảm bất thường và liên tục, các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, tình hình biến động bất lợi cho kết quả kinh doanh của khách hàng..

MB Thanh Xn hiện có bộ phận Hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm hỗ trợ việc theo dõi sau khi cho vay. Tuy nhiên, chính sách chung của MB là các nhân viện quan hệ khách hàng sẽ có trách nhiệm đối với mỗi khoản vay được ký kết.

b) Kiểm sốt rủi ro tín dụng

> Giám sát từng khoản vay:

Việc chấm điểm phân loại khách hàng và phân loại khoản vay được áp dụng cho cả các khách hàng là thể nhân và pháp nhân. Chấm điểm phân loại khách hàng là công việc của chuyên viên khách hàng. Xếp hạng của 1 khách hàng hay phân loại 1 khoản vay sẽ được xem xét lại trên cơ sở định kỳ cho phù hợp với những biến đổi (nếu có) trong hoạt động của khách hàng hay chất lượng của khoản vay. Dựa trên cơ sở đó, chuyên viên khách hàng sẽ có các biện pháp giám sát phù hợp với từng khách hàng.

Đối với những khoản vay thuộc nhóm 1

Bộ phận Quan hệ Khách hàng và Phịng Hỗ trợ tín dụng có các biện pháp giám sát thường xun, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và nhắc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Đối với những khoản vay thuộc nhóm 2

Bộ phận Quan hệ Khách hàng và Phịng Hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

- Trao đổi với khách hàng về nguyên nhân xảy ra chậm trễ trong thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng theo kỳ hạn.

- Trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ việc khách hàng hiện tại chưa có tiền mặt thì nhân viên ngân hàng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi kịp thời. Đối với trường hợp nguyên nhân khác thì phải giám sát chặt chẽ khoản vay và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thu thập thông tin, đánh giá và dự báo ảnh hưởng, trình cấp trên cho biện pháp xử lý nếu cần.

Đối với những khoản vay thuộc nhóm 3

Phịng Quan hệ Khách hàng và Phịng Hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

- Yêu cầu khách hàng giải trình nguyên nhân chậm trễ trong thực hiện các nghĩa

vụ với ngân hàng theo kỳ hạn. Trao đổi các giải pháp và kế hoạch để cùng khách hàng vượt qua khó khăn cũng như áp dụng các biện pháp đảm bảo thu hồi gốc và lãi cho MBbank

- Theo dõi chặt chẽ khoản vay. Thu thập thông tin, đánh giá và dự báo khả năng

trả nợ của khách hàng, khả năng thu hồi nợp của ngân hàng.

- Kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng tối thiểu 1 lần/tháng. Giám sát các nguồn thu, khoản phải thu và các nguồn trả nợ khác của khách hàng.

- Quản lý và giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo.

-Chuyển hồ sơ sang Bộ phận Xử lý nợ phối hợp giải quyết

Đối với những khoản vay thuộc nhóm 4

Bộ phận Quan hệ Khách hàng và Phịng Hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành kê biên tài sản đảm bảo để hoặc xử lí sớm thu hồi nợ vay, tránh trường hợp khả năng xử lý tài sản đảm bảo bị suy giảm.

- Chuyển hồ sơ sang Bộ phận Xử lý nợ phối hợp giải quyết.

Đối với những khoản vay thuộc nhóm 5

Phịng Xử lý nợ tiến hành kê biên, phát mại tài sản bảo đảm hoặc khởi kiện để thu hồi vốn cho MBbank

> Giám sát danh mục tổng thể:

Phân loại nợ và tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Việc xếp loại khoản vay và phân loại nợ được xem xét đối với từng hợp đồng vay của khách hàng để MBbank chi nhánh Thanh Xuân có điều kiện theo dõi và đánh giá mức độ rủi ro trong từng trường hợp và từ đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời. Phân loại rủi ro theo chất lượng khoản vay có thể được chia thành 5 nhóm với 2 yếu tố định tính và yếu tố định lượng. Việc phân loại khoản vay được thực hiện ngay sau khi xuất hiện khoản vay và được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống MBbank. MBbank thực hiện phân loại nợ định kỳ làm cơ sở theo dõi danh mục cho vay và thực hiện báo cáo cấp trên để có những biện pháp hạn chế, xử lý cho phù hợp.

c) Xử lý rủi ro tín dụng

Các biện pháp tức thời

Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay

Khi khoản vay có khả năng xảy ra tổn thất, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung các tài sản bảo đảm nợ vay. Ngoài việc giám sát các nguồn thu của khách hàng, ngân hàng sẽ ưu tiên các tài sản có tính lỏng cao để bổ sung đảm bảo cho khoản vay mà khơng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của khách hàng.

Xác định phương án cơ cấu nợ

Các phương án cơ cấu nợ áp dụng dcho các khách hàng có thiện chí trả nợ và muốn tiếp tục giữ mối quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các khoản vay được áp dụng biến pháp cơ cấu nợ phải thẩm định thật kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ. Khách hàng phải trình bày được phương án trả nợ hợp lý thì ngân mới có thể cơ cấu nợ.

Các phương án có thể sử dụng đó là: áp dụng mức lãi suất ưu đãi, gia hạn thời gian trả nợ...

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Neu Khách hàng, bên cầm cố, thế chấp khơng hồn thành các nghĩa vụ trong các hợp đồng, thỏa thuận, cam kết đã ký với ngân hàng khi đến hạn vay vốn hoặc khi vi phạm Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, dẫn đến khả năng khơng trả đủ nợ, thì MB Thanh Xuân quyết định xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo một trong hai phương thức dưới đây:

- Bán tài sản bảo đảm tiền vay.

- Đơn vị cho vay nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay hoặc tiền, tài sản khác của

bên thứ ba để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

Số tiền thu hồi được thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thanh toán cho các khoản nợ theo thứ tự như sau:

- Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

- Tiền lãi quá hạn cho đến thời điểm xử lý xong tài sản bảo đảm; - Tiền lãi trong trường hợp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; - Tiền lãi, phí dự thu trong thời hạn cấp tín dụng;

- Tiền gốc cấp tín dụng.

Việc thay đổi thứ tự thu nợ theo trình tự như trên phải trình cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Xử lý rủi ro được thực hiện hàng quý, trên cơ sở nguồn dự phòng rủi ro thực tế, căn cứ vào đối tượng, nguyên tắc xử lý rủi ro sẽ xem xét quyết định xử lý rủi ro theo quy định của MBbank. Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro được áp dụng đối với các khoản nợ nhóm 5 sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa thu hồi hết nợ thì sẽ dùng dự phịng cho phần tiền gốc mà ngân hàng đã trích lập trước đó.

Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ dự phòng sẽ được hạch toán từ nội bảng sang ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp tận thu. Chi nhánh vẫn phải sử dụng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ. Các cá

nhân liên quan trong hệ thống khơng được thơng báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại NHTMCP quân đội chi nhánh thanh xuân khóa luận tốt nghiệp 729 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w