Định hướng phát triển của MBbank

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại NHTMCP quân đội chi nhánh thanh xuân khóa luận tốt nghiệp 729 (Trang 66 - 69)

3.1. Triển vọng và định hướng đối với công tác quản trị rủi ro trong cho vay tạ

3.1.2. Định hướng phát triển của MBbank

- Định hướng chung

Thực hiện chiến lược đến năm 2021 theo lộ trình đã đề ra, Năm 2019 là năm MB đạt được những bước tiến quan trọng trong hành trình thực hiện chiến lược giai đoạn 2017- 2021 với việc ra mắt một loạt các nền tảng, ứng dụng Ngân hàng số,

triển khai các dự án chiến lược trọng điểm hướng tới tối ưu trải nghiệm khách hàng, hiện thực hóa tầm nhìn đưa MB “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất”.

Năm 2020, MB xác định là năm tăng tốc bứt phá để về đích. MB đã triển khai đồng bộ và quyết liệt 04 chuyển dịch chiến lược Ngân hàng số, Nâng cao Quan hệ khách hàng, Quản trị rủi ro vượt trội, năng lực thực thi nhanh thông qua các dự án chiến lược trọng điểm với các mục tiêu sau:

-Ra mắt APP MBBank mới với các tính năng nổi bật, thuận tiện nhất dành cho các khách hàng cá nhân với các ứng dụng thơng minh như Giao dịch qua giọng nói; Tư vấn tài chính cá nhân; Chuyển tiền qua QRCode/NFC; ứng dụng trí tuệ nhân tạo...

- Triển khai Biz MB dành cho Khách hàng doanh nghiệp với nền tảng ngân hàng số đa kênh liền mạch, có khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ từ cơ bản đến nâng cao cho khách hàng như quản lý dòng tiền, chuỗi cung ứng, chuyển tiền quốc tế.; mở rộng kết nối đối tác.

- Phát triển Marketing số cho hệ sinh thái là các thành viên trong gia đình “Family banking” nhằm hỗ trợ quản lý tài chính gia đình tập trung, ngân hàng cho trẻ em; Tiếp theo là đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và thú vị dành cho giới trẻ.

- Gia tăng sự hài lòng và gắn kết trung thành khách hàng bằng các chương trình Loyalty dành cho Khách hàng cá nhân; trong năm 2020 sẽ triển khai các chương trình loyalty quy mơ lớn dành cho Khách hàng doanh nghiệp

- Thiết kế và đề xuất giá trị hấp dẫn, thực thi các bước tăng trưởng cho phân khúc khách hàng SME mục tiêu.

- Triển khai các sáng kiến chuyển đổi và nâng cấp hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại, định hướng số hố cho MB và Cơng ty trong tập đoàn.

- Dự án CRM hướng tới 100% RM sử dụng Smart RM phục vụ khách hàng - Tối ưu hóa, tự động hóa hệ thống quy trình nghiệp vụ hướng đến khách hàng và tăng năng suất.

- Nền tảng Quản trị rủi ro vượt trội, ứng dụng PD sâu rộng, LGD, EAD tuân thủ Basel 2, bắt đầu nghiên cứu Basel 3.

- Quản trị dữ liệu hiện đại, tối ưu kho dữ liệu và ứng dụng hiệu quả hệ thống báo cáo BI.

Đối với hoạt động cho vay

- Chú trọng đóng gói sản phẩm theo phân khúc khách hàng để hỗ trợ công tác khai thác khách hàng; Cải tiến nhóm các sản phẩm hiện tại để thỏa mãn cao hơn nhu cầu của KH theo hướng sáng tạo; Phát triển sản phẩm ngân hàng giao dịch (TB), LC, Bảo lãnh, sản phẩm tài trợ thương mại và các sản phẩm ngoại hối nhằm gia tăng thu nhập từ phí lãi.

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm cho vay tín chấp, sản phẩm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế hướng đến tệp khách hàng mục tiêu số lượng lớn. Triển khai các sản phẩm tài chính tiêu dùng, phát triển các tiện ích đi kèm, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

- Tiếp tục đa dạng hố và hồn thiện các chính sách khuyến khích bán sản phẩm Bancassurance, các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ dành cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

- Chú trọng tập trung cho vay khách hàng cá nhân vay mua nhà đất, nhà dự án theo các dự án mà MBbank có liên kết.

- Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai cho vay tài chính tiêu dùng và cho vay tín chấp tiêu dùng (Consumer finance và unsecured loans).

- Tiếp tục đẩy mạnh cho vay để tăng quy mô, đặc biệt là cho vay vốn lưu động. Duy trì vị trí của sản phẩm cho vay ơ tô và đại lý ô tơ trên thị trường.

- Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng tồn diện, tăng cường cơng tác bán chéo sản phẩm giữa các Khối.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng các sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu để phát triển phân khúc khách hàng này. Tiếp cận một số ngành có tiềm năng phát triển và ít rủi ro, phát triển và khai thác một số thị trường nghách để tăng thu phí dịch vụ và quản lý dịng tiền cho các khách hàng này. Gia tăng việc sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng hiện hữu, tăng cường bán chéo các sản phẩm khác với Khối CB, RB.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại NHTMCP quân đội chi nhánh thanh xuân khóa luận tốt nghiệp 729 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w