Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khóa luận tốt nghiệp 679 (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

c, Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Việc tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân Hàng ln có ý nghĩa quan trọng lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng các biện pháp và cơng cụ đó thì Ngân hàng cần phải

đồng thời tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro. Một số nguyên tắc điển hình hiện nay có thể kể đến là:

- Tính tương quan giữa mức độ rủi ro và thu nhập: Nếu mức độ chấp nhận rủi ro của các Ngân hàng càng lớn thì lợi nhuân kỳ vọng sẽ càng lớn và ngược lại. Nhưng

để duy trì hoạt động Ngân hàng trong tình trạng an tồn, bền vững thì việc cân đối giữa thu nhập và rủi ro là hết sức quan trọng.

- Nguyên tắc phân tán rủi ro: Đây là nguyên tắc cơ bản cần được thực hiện để tránh hiện tượng rủi ro tập trung bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.

- Tính độc lập: Nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần có sự phân tách rõ ràng giữa các bộ phận, cụ thể như: Tách biệt giữa bộ phận quan hệ khách hàng và thẩm định tín dụng hay sự độc lập giữa ủy ban quản lý rủi ro và ban điều hành.

- Áp dụng cơ chế “ba vòng bảo vệ” để RRTD được hạn chế và đẩy lùi một cách tốt nhất.

+ Vòng thứ nhất là bộ phận kinh doanh đảm nhiệm vai trị tìm kiếm khách hàng. + Vòng thứ hai là bộ phận quản lý rủi ro với việc thẩm định khách hàng

+ Vòng thứ ba là bộ phận kiểm tốn nội bộ có chức năng rà sốt tồn bộ hoạt dộng của tuyến thứ nhất, thứ hai về quy trình và tính hợp lý.

- Chấp nhận và quản lý “ rủi ro cho phép”: Một ngân hàng cần phải quyết định và xác định rõ ràng mức độ rủi ro mà tổ chức tín dụng đó chấp nhận. Bản thân ngân

hàng muốn thu nhập cao thì phải chấp nhận mức rủi ro cao và ngược lại. Vì vậy, một tổ chức tín dụng cần xác định rõ mức độ thu nhập mong muốn và ngưỡng rủi ro chấp nhận để có thể hoạt động hiệu quả.

- Tính phù hợp với chiến lược chung của Tổ chức: Trên cơ sở mức rủi ro có thể chấp nhận được, ngân hàng cũng cần định hướng rõ ràng những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Các cơ chế của ngân hàng sẽ đảm bảo bất cứ một sản phẩm mới nào cũng phải được trải qua một quy trình đánh giá chính thức về tính phù hợp với chiến lược và mức độ rủi ro.

- Tính tương quan giữa các loại rủi ro: Bản thân RRTD sẽ có liên quan đến các rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì vậy, một hệ thống giám sát tồn diện ln phải được đảm bảo hoạt động tốt trong ngân hàng.

- Tính liên tục: Hoạt động quản trị RRTD phải được diễn ra thường xuyên, cập nhật liên tục báo cáo đánh giá rủi ro để theo kịp những biến đổi của thị trường, tránh

trường hợp việc đánh giá và kiểm tra chỉ diễn ra định kỳ dẫn đến nguy cơ xảy ra RRTD do sự thay đổi đột ngột trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khóa luận tốt nghiệp 679 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w