Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khóa luận tốt nghiệp 679 (Trang 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

b, Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại MSB

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng MSB)

Chức năng các phòng, ban tại MSB:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đây là phòng trực tiếp giao dịch với

các khách hàng là doanh nghiệp nhằm khai thác vốn VNĐ và ngoại tệ, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với quy chế, chính sách hiện hành và hướng dẫn của MSB. Bên cạnh đó, phòng chịu trách nhiệm trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp.

- Phòng khách hàng cá nhân: Đây là phòng trực tiếp giao dịch với các

khách hàng là cá nhân nhằm khai thác vốn VNĐ và ngoại tệ, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với quy chế, chính sách hiện hành và hướng dẫn của MSB. Bên cạnh đó, phịng chịu trách nhiệm trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho các KHCN.

- Phịng quản lý rủi ro: Phịng có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc

chi nhánh về công tác QTRRTD của chi nhánh; tiến hành giám sát danh mục cho vay và đầu tư đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng được đặt ra cho từng khách hàng. Bộ phận này trực tiếp thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, các dự án hay phương án đề nghị cấp tín dụng. Bên cạnh đó là cơng tác đánh giá, quản lý rủi ro tồn bộ hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng MSB.

- Phịng kế tốn: Là phòng ban thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, hạch

toán tất cả các giao dịch của ngân hàng. Theo đó, phịng sẽ quản lý và chịu trách nhiệm đối với quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên cũng như hệ thống giao dịch trên máy.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý quỹ tiền mặt và an

toàn kho quỹ. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, quỹ tiết kiệm và thực hiện thu chi tiền mặt với các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

- Phịng tổ chức - hành chính: Là phịng thực hiện cơng tác tuyển dụng, tổ

chức và đào tạo cán bộ. Thực hiện cơng việc văn phịng và quản trị phục vụ HĐKD, đảm bảo cơng tác bảo vệ, an tồn cho ngân hàng.

- Phịng thơng tin điện tốn: Thực hiện cơng tác duy trì, quản lý hệ thống

thơng tin điện tốn. Chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thơng suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính.

- Phịng tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh, lập kế

hoạch kinh doanh dự kiến, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình HĐKD, lập báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Khái quát tình hình hoạt động

* Tăng trưởng Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu

Trong suốt giai đoạn 2017-2019, Ngân hàng MSB đã đẩy mạnh hơn nữa sự tăng trưởng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu để mở rộng quy mơ trên tồn quốc cũng như để tăng cường mức độ tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Quy mơ TTS và VCSH giai đoạn 2017-2019 như sau:

Hình 2.2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của MSB giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

■ Tổng tài sản BVon chủ sở hữu

Năm 2017, MSB đã đẩy mạnh và duy trì ổn định tốc độ phát triển, hồn thành những mục tiêu đặt ra với chiến lược tập trung đầu tư những nền tảng cơ sở, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đa dạng hơn. Tổng tài sản năm 2017 đạt 112.238 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 21% so với năm 2016. Dựa trên BCTC của MSB cho thấy, tổng tài sản tăng một phần lớn là do sự tăng mạnh của lượng tiền gửi vào Ngân hàng nhà nước. Trong năm tài chính, huy động vốn của MSB đã có mức tăng trưởng 6,01% so với năm trước, tuy đây không phải là con số cao nhưng do hoạt động tín dụng trong năm của ngân

hàng cũng bị hạn chế tương đối nhiều nên cũng có thể coi đây là một thành tích mà MSB

cố gắng đạt được. Do vậy, tại MSB tồn tại một lượng tiền dư thừa khá lớn và đã đẩy lượng tiền gửi vào NHNN tăng gấp 1,2 lần so với năm 2016. Bên cạnh đó, một số khoản

mục khác cũng tác động làm tăng TTS của ngân hàng như: chứng khoán kinh doanh tăng

những 49,23%, chứng khoán đầu tư tăng hơn 38% hay hoạt động mua nợ tăng 34,38%. Điều này cho thấy, để bù đắp cho hoạt động tín dụng thì MSB đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực chứng khốn để tìm kiếm thêm lợi nhuận cho mình. Về VCSH, dường như sự thay đổi là không đáng kể giữa 2 năm hoạt động. Chủ yếu sự tăng lên của VCSH trong năm 2017 là do mức tăng trưởng khoảng 9,45% của LNCPP, các khoản mục cịn lại hầu như khơng biến động về mặt số dư.

Nếu như năm 2017 TTS tăng trưởng ở mức tương đối nhưng với phương hướng khơng khả quan, thì bước sang 2018 MSB đã có những thay đổi rõ rệt về mặt số liệu. Tính đến hết ngày 31/12/2018, quy mơ TTS của MSB đạt 137.768 tỷ đồng, tăng 25.530 tỷ tức tăng 22,74% so với năm 2017. Tuy nhiên, cả hai hoạt động chính là huy động vốn

và tín dụng đều tăng trưởng mạnh mẽ và đồng đều hơn năm trước rất nhiều với tỷ lệ tăng

trưởng lần lượt là: 16,95% và 33,49% so với năm 2017. Ngoài ra, lượng tiền mặt tại quỹ

của ngân hàng cũng tăng tương đối mạnh nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản với con số 17,08%. Bên cạnh đó, do lượng vốn được sử dụng dồi dào nên số tiền gửi tại NHNN thuyên giảm một mức 17,08%. Hoạt động mua bán nợ trong năm tài chính cũng giảm mạnh xuống mức 28%. Cũng như năm 2017, VCSH của MSB thay đổi một lượng rất nhỏ, chủ yếu là sự tăng lên của LNCPP và các quỹ của TCTD. Do chỉ có LNCPP là có

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

sự thay đổi trong tổng VCSH, do vậy LNCPP tăng trưởng nhưng với một con số rất cao,

đó là 73,3% so với năm 2017. Đây được đánh giá là sự thay đổi ngoạn mục của MSB trong năm 2018.

Năm cuối cùng của giai đoạn ghi nhận những thay đổi mạnh mẽ của MSB trong sự tăng trưởng của quy mô và hiệu quả kinh doanh. Năm 2019, TTS tiếp tục tăng 13,96%

đạt đến 156.977 tỷ đồng. Với bước đệm là sự tăng trưởng của năm 2018 thì bước sang năm 2019, các hoạt động dường như giữ được sự phát triển bền vững, ổn định với tỷ lệ phần trăm thay đổi không quá lớn nhưng cũng đủ thể hiện cơ cấu tài sản của MSB là hợp

lý, phù hợp với định hướng chung. Phần lớn của sự tăng trưởng TTS thuộc về hoạt động

cho vay khách hàng với mức tăng chạm ngưỡng 31,28% so với năm 2018, Sau đó, là hoạt động chứng khoán đầu tư tăng trưởng ở con số cũng khá cao là 12,14%. Cùng với TTS, VCSH hữu cũng tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể. Năm 2019, ngân hàng có VCSH là 14.863 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2018. Sự tăng lên của VCSH vẫn chủ

yếu là do mức tăng của LNCPP với mức 45,51%.

Nói tóm lại, trong giai đoạn 2017-2019, MSB đã rất nỗ lực để cải thiện và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tài sản và cả VCSH. Thế nhưng, trong năm 2017, ngân hàng đã gặp phải một số khó khăn trong cơng tác thu hút khách hàng vay vốn nên chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, vào hai năm cuối của giai đoạn là 2018 và 2019 thì MSB đã thay đổi hoàn toàn cục diện trên cả hai mặt phương hướng phát triển và cách

thức hoạt động nên đã đạt được những kết quả rất xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra.

* Tình hình tổng dư nợ/Tổng tài sản

Theo đánh giá tổng quát, tổng dư nợ tín dụng của MSB khơng ngừng tăng lên cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổng tài sản. Bên cạnh đó, lượng khách hàng tăng lên qua từng năm cho thấy MSB khơng chỉ làm hài lịng, giữ chân được những khách hàng cũ mà cịn tích cực thu hút các khách hàng mới thơng qua các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích, ưu đãi. Thơng qua bảng số liệu bên dưới, ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng ln chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong TTS, chứng tỏ trong giai đoạn này Ngân hàng MSB đã liên tục cố gắng mở rộng quy mơ tín dụng của mình.

33

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ/tổng tài sản của MSB giai đoạn 2017-2019

Tổng dư nợ 35.783 47.768 62.708

Tổng tài sản 112.138 137.768 156.977

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB) Năm 2017, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 35.783 tỷ đồng, chiếm 31,91%

tổng tài sản. Năm 2018, NHNN chỉ đạo tăng trưởng tín dụng thận trọng, đảm bảo an tồn

và tăng tính thanh khoản, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn đạt 47.768 tỷ đồng trong tổng số 137.768 tỷ đồng

tổng tài sản, tương ứng chiếm 34,67%, tăng 33,49% so với năm 2017 về mặt tỷ trọng. Đây được coi là mức tăng trưởng tương đối cao trong năm tín dụng thắt chặt của cả hệ thống NHTM Việt Nam. Tính đến hết năm 2019, tổng dư nợ chạm ngưỡng 62.708 tỷ

đồng, tăng trưởng với số tuyệt đối là 14.940 tỷ đồng hay đạt tỷ lệ 33,95% về mặt tương đối và tăng 31,28% so với 2018. Nhìn chung, năm 2019 MSB đã hoạt động khá thành công với các hoạt động lõi trong đó có hoạt động tín dụng đã tăng trưởng mạnh mẽ, đem

về một nguồn lãi thuần không hề nhỏ. * Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chính của các Ngân hàng thương mại hiện nay và đối với MSB cũng không ngoại lệ. Tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt

Nam hoạt động huy động vốn được đặc biệt chú trọng với mục tiêu: lượng tiền tệ thu hút

được sử dụng cho công tác cho vay, đầu tư, an toàn thanh khoản, phát triển sản phẩm, dịch vụ hay tạo cơ sở đẩy nhanh tốc độ tăng tài sản có và giúp MSB nâng cao vị thế cạnh

tranh trong hệ thống NHTM Việt Nam... Chính vì vậy, huy động vốn ln chiếm tỷ trọng

cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng: Năm 2017 chiếm 83,5%, năm 2018 chiếm

79,6% và năm 2019 chiếm 87,2%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của MSB trong giai đoạn 2017-2019:

Hình 2.3: Tình hình huy động vốn của MSB giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị: tỷ đồng) 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

Trong 6 tháng đầu năm 2017, sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM đạt 6,1%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2016 là 10,2%. Trong khi đó, hoạt động tín dụng lại tăng trưởng mạnh, đạt gần 8%, điều

này có thể sẽ gây ra sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Do vậy, Ngân Hàng Nhà Nước đã có động thái giảm nhiều loại lãi suất điều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ. Điều này đã tạo ra một áp lực khá nặng cho các NHTM và cả MSB về nguồn vốn và công tác huy động vốn. Đi cùng với xu thế đó, MSB đã có những

điều chỉnh nhất định về huy động vốn trong năm tài chính. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động được đạt 93.731 tỷ đồng chiếm 83,5% tổng nguồn vốn. Trong đó có 60,65% là tiền gửi của khách hàng bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp; 31,51% là tiền gửi và vay của các TCTD khác; số cịn lại thuộc về cơng tác phát hành các cơng cụ phái sinh và hoạt động thu hút vốn khác. Tuy ngân hàng có triển khai những sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút tiền gửi từ dân chúng nhưng do áp lực huy động vốn quá lớn trong một

_____________Chỉ tiêu_____________ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thu nhập lãi thuần_______________ 1602,07 2902,27 3062,1

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ_______ 136,52 271,59 522,25

khoảng thời gian ngắn dẫn đến chỉ tiêu huy động vốn chưa hoàn thành được 100% kế hoạch đã đề ra.

Năm 2018, huy động vốn tăng 15.883 tỷ đồng tương ứng 16,95% so với năm 2017

cho thấy những bước chuyển mình mạnh mẽ và dần hồi phục sau một loạt các chính sách

về điều chỉnh lãi suất và cơ cấu huy động của ngân hàng MSB. Trong nguồn vốn huy động năm 2018 thì có tới 63.528 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng, tăng 11,75% so với

năm ngoái và chiếm 57,96% tổng nguồn vốn. Sau đó, là tiền gửi và vay các TCTD khác và phát hành các công cụ phái sinh với tỷ lệ lần lượt là: 34,37% và 7,67%.

Bước sang 2019, huy động vốn đạt tới 136.863 tỷ đồng, tăng 24,86% so với năm trước. Đóng góp chính cho hoạt động này là lượng tiền gửi của khách hàng, sau đó là tiền gửi và vay các TCTD khác với tỷ trọng tương ứng là 59,09% và 34,35%. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn trong năm 2019 của ngân hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt vì ngun nhân giữ vững thị phần cũ, mặt khác là do tác động cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trong thời kỳ bùng nổ huy động vốn để tập trung cho hoạt động đầu tư. Để đối phó với những thách thức kể trên, ban lãnh đạo của MSB đã đưa ra những chiến lược, chính sách hậu mãi đối với các khách hàng gửi tiền, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng là dân cư. Các khách hàng cũ và mới của ngân hàng sẽ có cơ hội sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn với hệ thống mạng lưới giao dịch được phủ khắp cả nước.

*Kết quả kinh doanh

Để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về HĐKD của MSB trong giai đoạn qua, tác giả đã tiến hành tổng hợp bảng số liệu về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua.

Qua bảng số liệu phía dưới cho thấy tổng thu nhập hoạt động của MSB tăng mạnh

trong năm 2018 từ mức 3247,64 tỷ đồng lên 4716,1 tỷ đồng với tốc độ tăng là 45,22%. Trong năm 2019, tổng thu nhập không tăng do sự sụt giảm của lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư.

36

Bảng 2.2: Tổng quan kết quả kinh doanh của MSB giai đoạn 2017-2019

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối________________________

65,21 209,41 155,45

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh____________

32,37 (14,41) ^3^45 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán

đầu

tư______________________________

1029,82 720,91 150,46

Lãi thuần từ hoạt động khác_________ 381,38 590,44 778,84 Lãi thuần từ góp vốn, mua cổ phần 0,274 35,89 42,61

Tổng thu nhập hoạt động__________ 3247,64 4716,1 4715,16

Chi phí hoạt động__________________ (2065,86) (2923,74) (2502,18)

Lợi nhuận trước thuế dự phịng 1181,78 1792,37 2212,97

Chi phí dự phịng rủi ro_____________ (1017,36) (739,59) (925,15)

Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB) Nguồn đóng góp chính cho tổng thu nhập hoạt động là thu nhập lãi thuần với tỷ trọng tăng dần qua các năm: 49,33% năm 2017; 61,54% năm 2018 và 64,94% năm 2019.

Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh khác của MSB cũng rất phát triển như hoạt động dịch vụ, hoạt động góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động khác. Do những năm gần đây, đặc biệt là năm 2018, MSB tập trung mở rộng mạng lưới, các phòng giao dịch và chi nhánh đã có mặt trên 51 tỉnh thành cả nước nhằm gia tăng sự tiếp xúc với khách hàng

đẩy thu nhập dịch vụ tăng trưởng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh lẫn đầu tư dường như không mấy khả quan trong giai đoạn

này. Sự sụt giảm nghiêm trọng trong 3 khoản mục trên có tác động đáng kể đến tình hình

kinh doanh của MSB.

Với mức tăng trưởng thu nhập tương đối cao, thì lợi nhuận trước thuế dự phịng của MSB đạt 1792,37 năm 2018, tăng những 51,67% so với 2017 và tiếp tục tăng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khóa luận tốt nghiệp 679 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w