CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN
b, Các kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước và các cơ quan liên quan
3.2 Tóm lược nội dung
Quản trị RRTD là vấn đề nan giải của các NHTM, đặc biệt là trong quá trình hội nhập Quốc tế như hiện nay. Để cải thiện năng lực quản trị của hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN đã và đang triển khai áp dụng Hiệp ước Basel II tại một số Ngân hàng và MSB là một trong số đó. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, người viết đã tiến hành nghiên cứu và hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này với một số nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, khóa luận đã hệ thống hóa các vấn đề về RRTD và QTRRTD trên cả phương diện lý thuyết và thực tế áp dụng. Bên cạnh đó, người viết cũng đã tìm hiểu và đưa ra một số chỉ tiêu dự báo và đo lường RRTD đang áp dụng trong một số NHTM hiện
nay.
Thứ hai, khóa luận nghiên cứu thực trạng QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019 kèm theo tình hình áp dụng Hiệp ước Basel II theo quy định của NHNN. Từ đó, chỉ ra được những kết quả đạt được cùng với những tồn tại, hạn chế ẩn chứa trong đó.
Thứ ba, dựa trên thực trạng hoạt động đã tìm hiểu, người viết tiến hành đề xuất một số giải pháp với MSB, nghiên cứu và kiến nghị đến các cơ quan Bộ, Ban, Ngành liên quan để nâng cao hiệu quả QTRRTD của bản thân Ngân hàng MSB nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
3.3Đánh giá ưu và nhược điểm của Khóa Luận tốt nghiệp
Dựa trên nội dung chính của khóa luận, người viết tự đánh giá bài nghiên cứu có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Thứ nhất, khóa luận đã có sự đầu tư về mặt thơng tin và số liệu thực tế được thu thập và cung cấp bởi phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thái Thịnh và trên trang web chính thức của MSB. Ngồi ra, tác giả cũng sử dụng những
bảng biểu và đồ thị đa dạng giúp cho người đọc dễ hình dung và hiểu được nội dung muốn truyền tải.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp mang tính thời sự cao, đặc biệt hệ thống NHTM Việt Nam đang trong quá trình tăng cường, nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro thông qua công tác áp dụng Hiệp ước Basel II theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.
Thứ ba, khóa luận đã phân tích cụ thể và sâu sắc thực trạng quản lý RRTD tại Ngân hàng MSB cùng với lộ trình áp dụng Basel II vào thực tiễn. Bài viết có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo cho các Ngân hàng chưa được tiếp cận với Hiệp ước Quốc tế Basel II.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc hồn thành bài viết, nhưng do thời gian và kiến thức chuyên môn cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Đầu tiên, trong
phạm vi nội dung bài khóa luận, tác giả mới chỉ phân tích thực trạng quản lý rủi ro tại ngân hàng MSB mà chưa có sự liên hệ, so sánh với Ngân hàng khác trong cùng hệ thống.
Ngồi ra, tác giả chưa có sự đánh giá sâu sắc và cụ thể đến việc áp dụng Basel II tại MSB
theo lộ trình được đề ra.
Tuy nhiên, khóa luận đã có những đóng góp nhất định trong việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị tới ngân hàng MSB và các cơ quan Nhà nước có liên quan nhằm cải thiện và tăng cường công tác quản trị rủi ro không chỉ tại MSB mà cịn có ý nghĩa và hữu dụng đối với các NHTM khác trong cùng hệ thống.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng mơn Quản trị rủi ro tín dụng Học Viện Ngân Hàng 2. Website ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
3. Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2017- 2019
4. Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động, báo cáo phân loại nợ và sổ tay Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam chi nhánh Thái Thịnh
5. Quyết định số 34/QĐ-NHNN ban hành 7/1/2019 6. Thơng tư 02/2013/TT-NHNN
7. Tạp chí Thị trường tài chính Tiền tệ số 15 8. Nguồn internet: https://cafef.vn/
https://vietstock.vn/