Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khóa luận tốt nghiệp 679 (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

c, Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng và phù hợp với xu thế thay đổi

của thị trường ngày nay, MSB đã chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay theo hướng

tăng tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn, dài hạn và giảm tỷ trọng các khoản vay trung hạn được biểu diễn ở biểu đồ dưới đây:

Hình 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

■ Ngắn hạn BTrung hạn ■ Dài hạn ■ Ngắn hạn BTrung hạn ■ Dài hạn ■Ngắn hạn BTrung hạn ■Dài hạn 42

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Trước đây, MSB tập trung tín dụng vào các khoản vay trung và dài hạn nhiều hơn

là ngắn hạn. Vì xét cho cùng, khách hàng chủ yếu của MSB là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, họ vay vốn với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm dây chuyền

sản xuất, máy móc thiết bị hay tài sản cố định. Trong giai đoạn này, dư nợ tín dụng dài hạn có phần tăng dần qua các năm. Năm 2018, tỷ trọng cho vay dài hạn đạt 11707,94 tỷ đồng, chiếm tới 24,51% tổng dư nợ và tăng 44,71% về giá trị tuyệt đối so với năm 2017.

Tỷ trọng này tiếp tục được nâng lên vào năm 2019, dư nợ trong dài hạn ở mức 27,88% tương ứng 17482,99 tỷ đồng và tăng trưởng ở mức 49,33%. Trong thời gian này, MSB tập trung tín dụng nhiều hơn vào các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo, duy trì và hỗ trợ trong cơng tác thực hiện Basel II.

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng đẩy cao lãi suất huy động và cho vay, tác động xấu đến việc thực thi chính sách tiền tệ trong trường hợp các NHTM thiếu vốn phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng thì NHNN đã ban hành thơng tư 36/2016/TT-NHNN. Nội dung của thông tư đã đề cập đến vấn đề giảm tỷ lệ tối đa việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Trên tinh thần đó, MSB đã dần chuyển dịch cơ cấu tín dụng với mục tiêu tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và giảm các khoản vay trung, dài hạn, cụ thể: Năm 2017, tỷ lệ cho vay ngắn hạn đạt 17129,32 tỷ đồng, chiếm 47,87% tổng

dư nợ. Với năm đầu triển khai thực hiện thông tư của NHNN thì đây là kết quả cũng khá

tương xứng với những nỗ lực mà ngân hàng đã bỏ ra. Trong năm 2018, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn tương đối cao, chiếm tới 51,16% với 24438,11 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2017 là 7308,79 tỷ đồng tương ứng với 42,67%. Sang tới 2019, dư nợ ngắn hạn

có phần giảm sút, tuy nhiên mức độ giảm là không đáng kể và vẫn đạt ngưỡng 50,79% tổng dư nợ. Bởi lẽ, cho vay ngắn hạn tại MSB luôn chiếm thị phần lớn là để đảm bảo khả năng thanh toán tốt và do nguồn vốn huy động ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Có thể thấy, dư nợ tín dụng trung hạn giảm dần qua các

năm 2017-2019 do MSB đang có xu hướng tăng tỷ trọng tín dụng trong ngắn hạn và dài hạn.

Qua đây cho ta thấy, cơ cấu tín dụng theo thời hạn ngân hàng đang xây dựng và hướng tới là khá hợp lý, an toàn, vừa thực hiện theo định hướng, chủ trương của NHNN,

43

vừa có lợi cho cơng tác áp dụng Basel II đi vào hoạt động. Có thể thấy, cơ cấu cho vay này hoàn toàn phù hợp với chiến lược tập trung và thu hút vào mảng khách hàng cá nhân

mà chi nhánh đề ra trước đó. Hơn nữa, lượng vốn thu hút được từ khu vực dân cư hiện nay chủ yếu là ngắn hạn do sự dè chừng, e ngại về tính bảo đảm, an tồn của người dân khi gửi tiền tại ngân hàng sau một vài sự cố kinh tế trước đây. Với những phân tích ở trên đã chỉ ra những bước đi đúng đắn của MSB trong điều kiện kinh tế ngày nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam khóa luận tốt nghiệp 679 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w