2.1. Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ truyền thống của
2.2.1. Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ hiện đại tại các
đó là nhằm chiếm lĩnh thị phần, huy động được nguồn vốn nhiều hơn. Trong điều kiện thị trường khó khăn, ngồi việc chạy đua lãi suất, các ngân hàng cũng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới để tăng sự hiện diện, đáp ứng nhu cầu của dân cư và doanh nghiệp.
2.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM DỊCH VỤ HIỆN
ĐẠI CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2.2.1. Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ hiện đại tạicác các
ngân hàng trên thế giới
Thông qua nghiên cứu sự phát triển hệ thống phân phối ngân hàng các nước, có thể thấy rằng xu thế phát triển chung của hệ thống phân phối ngân hàng là kênh phân phối truyền thống đang thu hẹp lại và các kênh phân phối hiện đại đang mở rộng và thay thế dần các kênh truyền thống. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng thời điểm khác nhau, việc phát triển hệ thống kênh phân phối có khác nhau.
Những năm 50 trở về trước, để mở rộng thị phần và gây sức ép cạnh tranh, các ngân hàng thường phát triển mạnh mẽ mạng lưới chi nhánh. Tuy nhiên, xu thế khơng cịn phù hợp trong kinh doanh ngân hàng hiện đại bởi những hạn chế của hệ thống mạng lưới chi nhánh.
Việc phát triển và mở rộng các kênh phân phối hiện đại đang là xu hướng phát triển của các ngân hàng trên thế giới từ những năm 80 trở lại đây. Lý do là kênh phân phối hiện đại không chỉ khắc phục được những khó khăn về mặt thời gian và khơng gian giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, mà còn giúp ngân hàng ti ết kiệm chi phí trong mỗi giao dịch và tăng thu nhập cho ngân hàng. Như vậy, hệ thống kênh phân phối hiện đại mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, cho nên nó đang là xu hướng phát triển của các ngân hàng trong kinh doanh hiện đại.
Ở các nước phát triển, do nhận thức được tiềm năng to lớn của ICT nên chính phủ các nước này đã trú trọng đầu tư ứng dụng ICT vào hầu hết các lĩnh vực. Các ứng dụng của thương mại điện tử, chính phủ điện tử, giáo dục điện tử và thanh toán điện tử đã phát triển nhanh từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, thời điểm mà ICT và Internet phát triển mạnh mẽ. Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước châu Âu và tiếp
Đài Loan các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh tốn điện tử cịn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử (Internet banking) như: các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, MasterCard và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như: Internet banking, Mobile banking, Telephone banking, Home banking, PC banking. Theo thống kê của Stegman, năm 2001 ở Mỹ có trên 14 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Ở Anh, theo khảo sát của BACS, số người sử dụng dịch vụ này đã tăng từ 3,5 triệu lên 7,8 triệu trong vịng hai năm qua. Số người thanh tốn hóa đơn và chuyển tiền qua Internet hoặc qua điện thoại cũng tăng mạnh: Trong năm 2002 đó có 7,2 triệu người thanh tốn các loại chi phí và chuyển khoản theo con đường này, tăng 44% so với năm 2001 và đó có tổng cộng 72 triệu lượt thanh tốn trực tuyến, trong đó số người sử dụng thẻ tín dụng chiếm hơn một nửa. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Singapo và Hồng Kơng đó phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kơng dịch vụ ngân hàng điện tử có từ năm 1990, cịn các ngân hàng ở Singapo cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này. Theo một khảo sát mới đây của IDC, đến hết năm 2002, có 16,8 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở 8 nước và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Hồng Kông, Ản Độ, Hàn Quốc, Malaisia, Singapo, Đài Loan. Hiện nay, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động với rất nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt ở hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ản Độ.
Qua khảo sát cho thấy đã có 121 ngân hàng trên tồn nước Mĩ đã đưa hoạt động của mình lên các trang Web. Các ngân hàng sau khi đưa ra dịch vụ Internet banking đã liên tục nhận được các hợp động kinh tế thương mại với các đối tác từ mạng Internet. Đồng thời, chi phí cho cơng việc giảm xuống đáng kể, năng suất làm việc của nhân viên nâng cao và quan trọng là khách hàng đánh giá là những ngân hàng hàng đầu.
Mặc dù các công cụ và kênh phân phối của ngân hàng hiện đại còn một số trục trặc, vướng mắc nhưng có thể nhận thấy được tiềm năng phát triển của các kênh phân phối này trong tương lai phục vụ cho thương mại điện tử trong thời đại kinh tế tri thức.