Đánh giá về tính hình cung cấp cácdịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của hệ thống NH việt nam 738 (Trang 72 - 74)

TỬ

Ở VIỆT NAM

Theo kết quả khảo sát của ComScore (công ty nghiên cứu thị trường ComScore) ở 6 quốc gia gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philipines, Hong Kong và Singapore cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất về số khách hàng truy cập các trang web ngân hàng, chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng cao nhất 72%. Kết quả này có được trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng đầu tư mạnh vào website và khách hàng đang làm quen với hoạt động thanh tốn hóa đơn qua

mạng. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử như Phone banking, Mobile banking và Internet banking... tại Việt Nam đã tăng 35% từ 710.000 lên 949.000 người trong năm qua.Trong khi đó, con số này là Indonesia là 72% (tăng từ 435.000 lên 749.000 người) và Philipines tăng 39% (từ 377.000 lên 525.000).

Các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, đây là nền tảng để các ngân hàng cung cấp thành công dịch vụ ngân hàng điện tử.

Hiện nay có đến 95% các ngân hàng Việt Nam đã sử dụng hệ thống ngân hàng cốt lõi “core banking” phù hợp với công nghệ hiện đại của thế giới. Với hệ thống core banking, các dữ liệu về khách hàng được cập nhật và lưu trữ tập trung, giúp cho việc quản lý, phân loại khách hàng được chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ có hệ thống core banking mà các giao dịch được xử lý tốc độ, rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng, tài khoản của khách hàng được nối mạng toàn hệ thống nhờ đó khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam. Trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã trú trọng mở rộng, phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và mở rộng mối quan hệ đại lý với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, chú trọng hơn trong việc phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ hiện đại (đặc biệt là ngân hàng điện tử) và có nhiều thành tựu đáng khích lệ. Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển mạnh ở ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, MB ... Các ngân hàng khác cũng đang triển khai dịch vụ này và cũng đạt được những thành công nhất định.

Việc phân tích cụ thể ở một số ngân hàng trong việc triển khai mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý cũng như dịch vụ ngân hàng điện tử và những đánh giá rút ra từ kết quả đạt được giúp ta nhìn nhận rõ hơn về xu thế phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM DỊCH

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của hệ thống NH việt nam 738 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w