MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 739 (Trang 95 - 98)

KẾT LUẬN CHƯƠN G2 ................... _ ...........................

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng, cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi để việc phát triển hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng, xin kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành những chính sách về việc đẩy mạnh và nâng cao việc phát triển hệ hống kênh phân phối ngân hàng, cả truyền thống và hiện đại, một cách thống nhất cho tồn bộ ngành ngân hàng mục đích tạo được sự đồng bộ trong ngành, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng có thêm nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải đầu tư ngân sách Nhà nước vào các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia phát triển để ngành ngân hàng có thể áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh cũng như vào phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại vốn là xu hướng hiện nay trên thế giới.

Ngồi ra, Chính phủ và các bộ, ban ngành Trung ương có liên quan cũng cần đưa ra những chính sách nhằm ủng hộ việc phát triển các kênh phân phối trong ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi về mặt các văn bản, giấy tờ, luật pháp liên quan đến hoạt động của các kênh phân phối như việc lắp đặt các máy rút tiền tự động, các chi nhánh, phòng giao dịch. của ngân hàng được hoạt động thuận lợi.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Có thể khẳng định vai trị của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý tổng thể hoạt động của ngành ngân hàng trong cả nước là rất quan trọng, việc Ngân hàng Nhà nước những quyết định có tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn đến hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng trong tồn hệ thống. Do đó xin đưa ra một số kiến nghị với Ngân

hàng Nhà nước trong việc phát triển ngân hàng thương mại nói chung cũng như việc phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như sau:

Ngân hàng Nhà nước cần nhận thức rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm ngân hàng hiện, đặc biệt là trong thời kỳ đang diễn ra một sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng khơng cịn phụ thuộc vào Nhà nước, thay vào đó, các ngân hàng đang hoạt động, phát triển như một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ bình thường, do đó, việc cạnh tranh, tranh giành khách hàng là điều tất yếu. Vì vậy, để giúp việc cạnh tranh được diễn ra một cách lành mạnh và tuân theo pháp luật, Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách, quyết định được ban hành một cách chính thức về việc khuyến khích phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của ngân hàng một cách thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước và cả ngân hàng thương mại cổ phần khi việc sản phẩm ngân hàng là dễ dàng sao chép và khơng có bản quyền như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc học hỏi những công nghệ hiện đại, tiến tiến của những ngân hàng trên thế giới cũng nên được khuyến khích thực hiện, bởi Ngân hàng Nhà nước chính là đầu mối quan trọng giúp các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, an tồn và tiện lợi nhất với cơng nghệ hiện đại.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam mới chỉ là những bước đi chập chững ban đầu mang tính chất thăm dò, thử nghiệm của một vài ngân hàng. Trong tương lai không xa, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, không chỉ từ sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà cịn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng, đi trước và ứng dụng những công nghệ mới, cung ứng những dịch vụ mới mà tiêu biểu là dịch vụ ngân hàng điện tử chính là chìa khố thành cơng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nói tóm lại, có thể thấy hoạt động marketing trong ngân hàng ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh hơn, bên cạnh đó việc đầu tư phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình hoạt động và phát triển của ngân hàng. Điều này thiết nghĩ là đúng với yêu cầu của thị trường ngày một cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay và đúng với một chu trình hoạt động đem lại hiệu quả lớn nhất cho ngân hàng. Một chiến lược marketing đúng đắn, một hệ thống kênh phân phối phù hợp,làm việc có hiệu quả sẽ giúp ngân hàng thu hút được khách hàng, phát triển được thị phần của mình trong quá trình hoạt động. Nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing trong ngân hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi bước ra quyết định của ngân hàng.

Để giúp ngân hàng hoàn thiện chiến lược và phát triển hơn nữa hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của VPBank, trên đây là một số giải pháp đóng góp cá nhân của bản thân về giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cho ngân hàng cả về kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Những ý kiến đề xuất để hoàn thiện chiến lược marketing dựa trên cái nhìn và đánh giá khách quan về chính ngân hàng và mơi trường làm việc, cũng như tình trạng hoạt động của VPBank.

KẾT LUẬN•

Việc hồn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khơng chỉ có ý nghĩa với riêng bản thân Ngân hàng mà cịn có ý nghĩa với cả khách hàng và cả nền kinh tế nói chung. Do đó khơng thể xem nhẹ việc hồn thiện những kênh phân phối hiện tại và triển khai những kênh phân phối mới để làm phong phú thêm số lượng kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Điều này khơng những giúp cho ngân hàng có thể cung cấp nhiều nhất số lượng các sản phẩm dịch vụ của đến với khách hàng mà cịn giúp khách hàng có được sự thuận tiện, an toàn và tiết kiệm khi sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

Ở Việt Nam hiện nay, trong hệ thống các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân phối đang diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Các ngân hàng dường như đã khơng cịn coi nhẹ q trình phân phối sản phẩm đến khách hàng và chỉ tập trung đến chất lượng sản phẩm nữa. Các loại hình phân phối theo đó cũng tăng lên cả về số lượng và thể loại, các kênh phân phối truyền thống mặc dù vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam, song hòa nhập với xu hướng thế giới, các kênh phân phối hiện đại vẫn trên đà phát triển và cũng đã chiếm được cảm tình của khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng Việt Nam vẫn đang cịn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với một số kênh phân phối hiện đại, do trình độ khoa học cơng nghệ hiện tại của đất nước chưa đủ để có thể vận hành và sửa chữa khi có sai sót trong q trình hoạt động của những kênh phân phối hiện đại này.

Phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng là một trong những mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020 của VPBank. Hiện tại việc hoạt động của những kênh phân phối của VPBank vẫn còn nhiều hạn chế, trong thời gian thực tập tại VPBank, em đã tìm hiểu và trình bày Khóa luận của mình với nội dung bao gồm những vấn đề tổng quan về việc phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, thực trạng hoạt động của các kênh phân phôi hiện tại Ngân hàng và em cũng xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn có thể góp phần phát triển hệ thống kênh phân phối của VPBank.

Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân cịn hạn chế, đề tài này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các cơ chú, anh chị đang làm việc tại VPBank để bài viết được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Marketing căn bản - Học Viện Ngân Hàng, 2009

2. Marketing concepts and strategies, 10th Edition - Houghton Mifflin Company,

1997

3. Giáo trình Marketing ngân hàng, PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - Học Viện

Ngân Hàng, NXB Thống Kê, 2007

4. Trần Thanh Hà, Kênh phân phối truyền thống của ngân hàng thương mại, luận

văn thạc sĩ, 2010

5. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê, 2007

6. Đăng Mạnh Phổ, Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu để

đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Tạp chí Ngân hàng, số 20, 2007

7. Lưu Thanh Thảo, Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Á Châu - Luận văn thạc sĩ, 2008

8. Nguyễn Thị Thùy Giang, Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VPBank - Chuyên đề tốt nghiệp

9. Hướng dẫn cài đặt, kích hoạt và sử dụng VPBank Mobile banking 10. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ Internet banking của VPBank

11. Quy định hạn mức giao dịch của dịch vụ I2B của VPBank

12. Cẩm nang bán hàng: Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ - POS của VPBank 13. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm

2014 của VPBank

14. Báo cáo tài chính VPBank năm 2010 - 2013 15. Báo cáo thường niên VPBank năm 2010 - 2013

16. Báo cáo thường niên của Techcombank, ACB, Maritime Bank, Vietcombank,... 17. Các website: - https://www.vpb.com.vn - https://www.sbv.gov.vn - http://www.bidv.com.vn - https://www.citibank.com.vn - https://www.techcombank.com.vn - https://www.acb.com.vn - https://www.vcb.com.vn - https://www.msb.com.vn - https://www.ub.com.vn - https://www.vnexpress.net - https://www.saga.vn - https://www.vneconomy.vn - https://www.vnba.org.vn - https://tapchi.hvnh.edu.vn - https://www.tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 739 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w