Tổng quan tình hình hoạt động tài trợ thương mại tại Vietinbank

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tài trợ tập trung một cách hiệu quả tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 736 (Trang 41 - 44)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN

2.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động tài trợ thương mại tại Vietinbank

Giai đoạn 2014-2015 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hoạt động tài trợ thương

mại tại Vietinbank, khẳng định TTTM là lĩnh vực mũi nhọn phát triển của ngân hàng.

DOANH SỐ HOẠT ĐỘNG TTTM GIAI ĐOẠN 2014- ’ 2017 60 50 40 Q ⊃ 30 20 10 0 Doanh số

Tăng trưởng so với năm

trước 14 10.64 8.69 18 20 18 16 14 12 8 6 4 2 0

Biểu đồ 2.4. Doanh số hoạt động TTTM giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của Vietinbank giai đoạn 2014-2017)

Doanh số hoạt động TTTM giai đoạn 2014-2017 tăng trưởng khá ổn định, tốc độ tăng trưởng trung bình 13% mỗi năm. Năm 2015, doanh số đạt 42,1 tỷ đô la, tăng 10,64% so với năm 2014. Tuy có sự chững lại ở năm 2016, khi chỉ tăng trưởng 8,69% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017, hoạt động TTTM của Vietinbank đã lấy lại bước

tiến vượt bậc khi đạt doanh số 54 tỷ đô la, cao nhất trong 4 năm, và tăng trưởng 18% so với năm 2016. Đạt được thành quả này là nhờ vào những nỗ lực phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, tiên tiến, hiện đại bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một loạt các sản phẩm mới, sản phẩm cấu trúc đã được nghiên cứu và triển khai đến khách hàng trong năm 2017, đặc biệt là sản phẩm thư

tín dụng trả chậm thanh tốn trả ngay UPAS LC, theo cấu trúc khơng u cầu khách hàng nhận nợ VietinBank. Đến 31/12/2017, Trung tâm đã phát hành 521 UPAS LC với giá trị lên đến trên 314 triệu đơ la Mỹ (tương đương 7,1 nghìn tỷ đồng) tăng 140,40% và 189,70% - tương ứng so với cùng kỳ năm 2016 về số lượng giao dịch và giá trị.

PHÍ DỊCH VỤ TTTM GIAI ĐOẠN 2014-2017

■ Phí dịch vụ TTTM Tổng thu phí dịch vụ

Biểu đồ 2.5. Phí dịch vụ TTTM giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của Vietinbank giai đoạn 2014-2017)

Bên cạnh doanh số, phí thu từ dịch vụ TTTM cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trung

bình trên 17% mỗi năm. Năm 2017 vẫn đánh dấu thành công với 742,1 tỷ đồng phí thu từ

hoạt động TTTM, tăng trưởng vượt bậc 22,30% so với năm 2016. Phí dịch vụ TTTM vẫn

ln chiếm một tỷ trọng khơng nhỏ trên tổng phí thu từ các lọai hình dịch vụ, lần lượt chiếm

21,71%; 20,31%; 18,19%; 17,21% qua các năm 2014, 2015, 2016 và 2017.

TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH TTTM GIAI ĐOẠN 2014-2017 60 50 40 s? 30 20 10 0 2014 2015 2016 2017

♦ Tăng trưởng số lượng giao dịch TTTM ■ Tăng trưởng kim ngạch XNK

Biểu đồ 2.6. Tăng trưởng số lượng giao dịch TTTM giai đoạn 2014-2017

Cùng với sự tăng trưởng kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2014- 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch TTTM của Vietinbank cũng có sự biến động cùng chiều. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK hàng hóa cả nước giảm nhẹ, chỉ cịn 7,11%, tuy nhiên số lượng giao dịch TTTM của Vietinbank vẫn đón nhận mức tăng trưởng cao 21,54%. Năm 2017, kim ngạch XNK Việt Nam tăng trưởng vượt bậc với 21%, đồng thời số lượng giao dịch TTTM tại Vietinbank cũng tăng trưởng rất cao với 51% so với 2016, điều này chứng tỏ một bộ phận lớn các doanh nghiệp XNK Việt Nam đang là khách hàng của Vietinbank. Điều này thể hiện thành công của Vietinbank trong việc gây dựng uy tín và niềm tin trong lịng khách hàng.

SỐ DƯ HUY ĐỘNG VỐN NGOẠI TỆ QUA KÊNH TTTM GIAI ĐOẠN 2014-2017

■ Số dư huy động vốn ngoại tệ qua kênh TTTM BTổng số dư huy động vốn ngoại tệ

Biểu đồ 2.7. Số dư huy động vốn ngoại tệ qua kênh TTTMgiai đoạn 2014-2017 giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của Vietinbank giai đoạn 2014-2017)

Giai đoạn 2014-2017 tiếp tục cho thấy dấu ấn quan trọng của Trung tâm TTTM trong hoạt động khai thác vốn ngoại tệ qua kênh TTTM, với số dư huy động vốn ngoại tệ qua kênh TTTM ln chiếm tỷ trọng trung bình 22% tổng số dư huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng.

Năm 2014, số dư huy động vốn ngoại tệ qua kênh TTTM đạt 1,285 tỷ đô la, chiếm

25% tổng số dư huy động vốn ngoại tệ toàn ngân hàng. Tiếp nối thành cơng đó, số dư huy động vốn ngoại tệ tính đến ngày 31/12/2015 đạt 930,6 triệu USD, chiếm 19% tổng

số dư huy động ngoại tệ toàn hệ thống VietinBank.

Năm 2017 lại đánh dấu sự thành công vượt bậc của cả giai đoạn khi có số dư tại thời điểm 31/12/2017 tăng 185,95% so với cùng kỳ năm 2016; chiếm 24,11% tổng số dư huy động ngoại tệ của VietinBank; ước lãi ròng từ hoạt động huy động vốn ngoại tệ qua kênh TTTM năm 2017 là 4,7 triệu đô la Mỹ - tương đương 106 tỷ đồng.

Giai đoạn 2014-2017 cũng đánh dấu những sự hợp tác mang tính chiến lược của Vietinbank trong việc cung cấp các sản phẩm TTTM ra thế giới. Điển hình như năm 2014, Vietinbank thiết lập quan hệ hợp tác với BTMU, đến năm 2015, ngân hàng đã ghi

nhận được những bước phát triển đột phá trong quan hệ hợp tác giữa hai ngân hàng. UPAS LC tiếp tục là sản phẩm hiệu quả giữa hai ngân hàng với số lượng LC phát hành tăng 39% so với năm 2014, đạt 139 giao dịch, giá trị LC đạt trên 100 triệu USD. VietinBank và BTMU đã nghiên cứu và triển khai các giải pháp như tài trợ UPAS LC có ký quỹ và trả nợ trước hạn theo UPAS LC để cải thiện cấu trúc tài trợ UPAS LC, nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, để khai thác lợi thế của BTMU về nguồn vốn có lãi suất thấp phục vụ khách hàng nhập khẩu, VietinBank và BTMU cịn hợp tác tích cực về sản phẩm Tái tài trợ thư tín dụng (LC refinancing). Doanh số thực hiện trong năm 2015 đạt 100 triệu USD. Nhờ có nguồn vốn ngoại tệ tái tài trợ thư tín dụng, VietinBank có thể đáp ứng được nhu cầu tài trợ vốn ngoại tệ lãi suất hợp lý cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tài trợ tập trung một cách hiệu quả tại NHTMCP công thương việt nam vietinbank khoá luận tốt nghiệp 736 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w