CHƢƠNG II : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.2.1. Xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục rõ ràng, minh bạch và bình đẳng
SGD III cần tổ chức tốt các mối quan hệ đa chiều, đối nội, đối ngoại. Trước hết phải am hiểu chính sách, pháp luật của Chính phủ, chính sách và thủ tục họat
động của các nhà tài trợ. Thứ hai là phải có chính sách quan hệ với các định chế tài chính tham gia. Vì cùng là NHTM, mỗi NHTM đều có những chiến lược phát triển kinh doanh riêng, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong môi trường kinh doanh hiện nay, các định chế tài chính tham gia dự án khơng sẵn lịng khi cung cấp thơng tin cho SGD III. Do vậy cần phải thiết lập, duy trì các mối quan hệ tốt với các định chế tài chính.
Các nguồn vốn được tài trợ gắn liền với hỗ trợ phát triển chính thức (nguồn vốn ODA), trong đó mục tiêu phát triển là rất quan trọng đối với Chính phủ và nhà tài trợ và ngân hàng phải xây dựng chính sách hướng hoạt động cho vay của mình để tài trợ cho các PFI thực hiện các mục tiêu này.
Hoạt động ngân hàng của các dự án tín dụng phát triển thường phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Nếu nhu cầu cao thì rút vốn nhanh và nếu nhu cầu thấp thì vốn sẽ tồn đọng trên tài khoản tín dụng của nhà tài trợ hoặc tồn đọng trong các quỹ. Muốn cung cấp được nhiều vốn cho phát triển kinh tế cần có mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định và thuận lợi nhưng điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng. Đây cũng là lý do người ta cho rằng rủi ro xảy ra ở đây có tính chất liên hàng hay rủi ro ngoại lai. Để có thể kinh doanh một cách năng động, ngân hàng cần phải có chính sách quản lý tích cực và chủ động khai thác, sử dụng trợ giúp kỹ thuật nhằm kích cầu và khơi thơng tồn bộ kênh dẫn vốn từ nhà tài trợ tới người vay cuối cùng.
- Bên cạnh đó, SGD III càng cần phải hồn thiện chính sách quản lý khi mà hoạt động tín dụng nguồn vốn ODA vừa phải cạnh tranh vừa phải hợp tác với ưu tiên sử dụng vốn ODA của Chính phủ. Phải cạnh tranh vì ngồi các dự án tín dụng này, Chính phủ có nhiều ưu tiên khác thậm chí quan trọng hơn, chỉ khi chính phủ ghi nhận hiệu quả và sự cần thiết của kênh thu hút vốn này thì những nỗ lực của ngân hàng mới có thể tiến triển và luồng vốn mới chảy vào.
Ngoài ra, hoạt động quản lý nguồn vốn ODA chịu sức ép từ hai phía. Ở đầu vào, nếu khơng giải ngân nhanh thì phải chịu phí cam kết, ở đầu ra thì phụ thuộc vào năng lực hấp thụ vốn của các PFI và khi tồn đọng vốn trong quỹ thì phải sử
dụng như thế nào có hiệu quả vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy, xây dựng và hồn thiện chính sách quản lý phải có sự gắn kết với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, hài hịa hóa và đơn giản hóa thủ tục. Có như vậy mới tạo nền tảng cho những hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn này.
Tóm lại, SGD III cần xây dựng hồn chỉnh: chính sách quan hệ với các định chế tài chính tham gia, chính sách hướng hoạt động cho vay vì mục tiêu phát triển, chính sách quản lý tích cực, chủ động khai thác và ứng dụng khoa học kỹ thuật đồng thời chính sách có sự gắn kết với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, hài hịa đơn giản hóa thủ tục. Hồn chỉnh được chính sách như vậy thì mới có thể thực hiện hoạt động quản lý các nguồn vốn được tài trợ một cách tốt nhất như Sở giao dịch 3 mong muốn.
4.2.2. Đổi mới mơ hình tổ chức quản trị điều hành
Trong các nhân tố tạo nên sự thành công của các ngân hàng thì mục tiêu lợi nhuận là một nhân tố quan trọng làm nên sự thành công của một ngân hàng. Mục tiêu này bị bỏ qua khi thành lập Ban QLDATDQT và kinh nghiệm cho thấy đã có những lãng phí khi đặt các Ban quản lý dự án tín dụng tại NHNN. Điều này đã được WB đề cập đến nhiều lần trong các đợt giám sát dự án và đã yêu cầu Thống đốc NHNN chuyển giao Dự án TCNT I từ Ban QLDATDQT sang Ngân hàng BIDV cho vay tiếp từ Quỹ quay vòng và triển khai thực hiện Dự án TCNT II&III trên cơ sở thương mại. Kết quả thực hiện các Dự án TCNT tại SGD III đã chứng tỏ sự phù hợp và thành cơng của mơ hình này. Tuy vậy để mơ hình hiệu quả hơn nữa thì trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của SGD III cần thiết điều chỉnh và bố trí mơ hình tổ chức như sau: Chia theo hai khối nghiệp vụ:
- Khối các phòng thực hiện nhiệm vụ cho vay các nguồn vốn được tài trợ: bao gồm các phòng Quản lý Dự án, Lựa chọn định chế, Thẩm định, Môi trường, Đại lý ủy thác, Đào tạo và quản lý thơng tin. Trong đó tách bạch hoạt động cho vay của phòng Thẩm định và tổng hợp số liệu, báo cáo của phòng Quản lý Dự án.Việc cho vay, tính lãi, thơng báo và liên hệ về các khoản vay của các PFI cũng chuyển tập trung cho phòng Thẩm định làm đầu mối.
- Khối các phòng thực hiện hoạt động kinh doanh và quản trị nội bộ. Do những cam kết với WB trong thời gian đầu tập trung đẩy mạnh phát triển khối Dự án nên khối kinh doanh và quản trị nội bộ còn kém phát triển. Trong thời gian tới, khối này cũng rất cần quan tâm để có thể phát triển SGD III thành một ngân hàng đa năng phục vụ cho khách hàng mọi dịch vụ ngân hàng chứ không phải chỉ cho vay nguồn vốn các dự án được các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ.
Bên cạnh đó, cần thiết chuyển SGD III thành đơn vị hạch tốn độc lập, tập trung các dự án tín dụng cho vay nguồn vốn ODA tại đây để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sử dụng đội ngũ cán bộ có khả năng và kinh nghiệm thực hiện. Có như vậy mới tạo được vị thế thuận lợi trong việc giao dịch với các Bộ, Ngành cũng như các nhà tài trợ để thu hút được nhiều hơn các dự án ODA vay lại dưới dạng dự án tín dụng.
4.2.3. Hồn thiện quy trình nghiệp vụ
Hiện tại BIDV đã triển khai hệ thống chấm điểm định dạng tín dụng cho các định chế tài chính và đã đưa vào áp dụng. Do đó bên cạnh các tiêu chí đánh giá PFI đã thống nhất với WB, SGD III có thể tham khảo kết quả chấm điểm của Hệ thống này để bổ sung cơ sở lựa chọn các ngân hàng tham gia dự án, giám sát, quản lý và đề xuất điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các PFI.
Ngồi ra, SGD III cần phải hoàn thiện Sổ tay lựa chọn định chế, Sổ tay Thẩm định và cơ chế phân cấp uỷ quyền để tạo điều kiện và cơ sở cho quá trình thẩm định người vay cuối cùng và các tiểu dự án trong và vượt mức phán quyết. Sở cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát các PFI theo định kỳ 3 lần/quý về tính tuân thủ trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn các Quỹ của Dự án TCNT I, II và III được quy định trong Sổ tay chính sách Quỹ phát triển nông thôn I, II và III, Sổ tay quản lý tài chính và giải ngân.
4.2.4. Tăng cường cơng tác thẩm định và kiểm tra giám sát
Nguồn vốn ODA trong dự án TCNT do WB tài trợ cho chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông thôn chủ yếu là các khoản vay nhỏ, liên quan tới trăm nghìn tiểu dự án. Do vậy, công tác thẩm định cho vay cần được lưu tâm.
Trong quá trình thực hiện dự án, không chỉ quan tâm đến năng lực của Ngân hàng bán buôn, nhà tài trợ cũng đưa ra rất nhiều tiêu chí để lựa chọn PFIs tham gia dự án vì chính các PFIs này sẽ làm cơng tác thẩm định cho vay đến người vay cuối cùng. Vì vậy, các PFI cần nghiêm túc thực hiện để trở thành các PFI lành mạnh. Để giúp các ngân hàng có hướng đích phấn đấu, dự án đưa ra bộ tiêu chí bao gồm chỉ số hoạt động theo chuẩn mực quốc tế và yêu cầu các ngân hàng có hạn mức tín dụng trên 1 triệu USD phải kiểm toán quốc tế hàng năm, điều này giúp kiểm tra giám sát hoạt động cho vay đúng mục đích.
Trong dự án TCNT, nhà tài trợ WB cũng có những yêu cầu cụ thể, quy định thẩm quyền cho vay lại đối với các PFI. Mức tự phán quyết của mỗi định chế tài chính lại phụ thuộc vào vốn tự có là cao hay thấp của mỗi ngân hàng. Do vậy giải pháp chủ yếu cần thực hiện đối với PFIs là mở rộng cơ sở vốn tự có, thắt chặt kiểm sốt chất lượng tín dụng, tăng cường các cơ chế kiểm sốt rủi ro và thực hiện chương trình đào tạo lớn và chuyên sâu.
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Khi thẩm định các dự án, các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm tới số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ điều hành cũng như cán bộ nghiệp vụ. Họ cho rằng năng lực thể chế cộng với đội ngũ cán bộ có năng lực là chìa khóa cho sự thành cơng của dự án. Tuy vậy trong sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thì những kiến thức về kinh tế hiện đại luôn phải được cập nhật và phát huy nó. Hoạt động quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA dưới mơ hình ngân hàng bán buôn là một hoạt động khá mới mẻ, chưa được biết đến rộng rãi, kiến thức áp dụng hoạt động này thì rất rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.
Vì vậy, phải nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ lãnh đạo, nhất thiết phải bổ sung đội ngũ cán bộ đủ về số lượng mạnh về chất lượng để đảm bảo triển khai nhanh chóng dự án và đáp ứng nhu cầu kiểm tra giám sát là yêu cầu lâu dài trong suốt vòng đời dự án. Để đạt được điều này phải xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo chun sâu, có định hướng để có được đội ngũ cán bộ có chất lượng, qua đó hỗ trợ cho các định chế tài chính tham gia và hỗ trợ người vay cuối
Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo chun sâu, có định hướng rõ ràng cụ thể để có được một đội ngũ cán bộ chất lượng cao, qua đó hỗ trợ cho các định chế tài chính tham gia hỗ trợ cho người vay cuối cùng. Trước mắt, khi chưa có một trung tâm đào tạo chính thức các nghiệp vụ về vốn ODA thì SGD III cần đẩy mạnh các cơng tác đào tạo dưới các hình thức như: mời giảng viên từ các học viện, trường đại học, các chuyên gia nước ngoài chuyên về nghiệp vụ ODA để tào tạo ra những cán bộ phân tích tài chính, chuyên gia về tài trợ dự án, chuyên gia về quan hệ đối ngoại, đào tạo giảng viên về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đào tạo này sẽ đem lại hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các dự án bán bn tín dụng, triển khai đào tạo nghiệp vụ cho các PFI để từ đó việc sử dụng vốn vay đem lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội.
Trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, SGD III cũng cần cử các cán bộ nghiệp vụ ra nước ngoài tham gia các chương tình đào tạo quản lý để thu thập, tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn các ngân hàng của các nước. Sở cũng nên xem xét đổi mới, cải tiến chế độ lương, thưởng cho nhân viên, tạo động lực thúc đẩy, phát triển khả năng sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.
4.2.6. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngân hàng
Các nhân viên và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng là những hình ảnh đầu tiên tác động đến khách hàng và các nhà tài trợ. Do đó, ngồi việc nâng cao chất lượng cán bộ, SGD III cần quan tâm tới việc bổ sung trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Sở cần tiếp tục hoàn thành phần mềm lập SOE và quản lý dự án tại các PFI đồng bộ tạo điều kiện cho việc cập nhật số liệu báo cáo thống kê chính xác và nhanh chóng. Đồng thời phát triển và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý hiện đại trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hệ thống theo dõi và đánh giá của Dự án đảm bảo cung cấp kịp thời báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ có vai trị quyết định trong các mối quan hệ với các nhà tài trợ.Việc phát triển và mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ sẽ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và khối lượng tài trợ từ các nhà tài trợ quốc tế. Chính phủ cần xúc tiến mạnh
mẽ các hoạt động ngoại giao với các nhà tài trợ quốc tế để tăng lượng vốn cam kết dành cho Việt Nam. Cần ủng hộ mạnh mẽ các chương trình vận động vốn cho các dự án tín dụng của ngành Ngân hàng, chỉ đạo các bộ ngành phối hợp chặt chẽ với NHNN và Ngân hàng cho vay trong việc chuẩn bị, xây dựng và triển khai các dự án tín dụng của ngành. Chính phủ cũng cần mở rộng định hướng việc quản lý và sử dụng vốn tài trợ cho các dự án trực tiếp sinh lời và cho vay theo cơ chế thương mại như các Dự án Tài chính nơng thơn. Việc này rất quan trọng vì nó đảm bảo khả năng trả nợ của đất nước về lâu dài.
Nguồn vốn tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế cũng là một nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay nợ viện trợ nước ngồi nhưng lại chưa có một cơ quan đầu mối quản lý thống nhất về nợ nước ngồi của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần sớm xem xét, nghiên cứu, xây dựng và thông qua “Pháp lệnh về vay nợ viện trợ nước ngoài” của Việt Nam cũng như hợp nhất các Nghị định có liên quan đến vay nợ viện trợ nước ngồi nói chung, ODA nói riêng. Pháp lệnh ra đời sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý quản lý và sử dụng nguồn vốn được tài trợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bên cạnh việc xây dựng pháp lệnh, cần thành lập một cơ quan đầu mối quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam nhằm hợp nhất vai trò quản lý hiện nay giữa các Bộ vào một đầu mối. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc kiện tồn và giám sát có hệ thống tồn bộ các hoạt động của các Ban QLDA và toàn bộ nguồn vốn ODA tại tất cả các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, Thành phố.
4.3.2. Đối với các bộ ngành liên quan
Vốn ODA do các nước và tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng trong q trình phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh mong muốn tổng nguồn vốn tài trợ cũng như Dự án tài trợ của các tổ chức dành cho Việt Nam ngày một tăng thì điều kiện tài trợ được nới lỏng cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay những quy định, điều kiện giải ngân của các tổ chức tài chính quốc tế cịn khá chặt chẽ: yêu cầu về cải cách hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực thể chế, tập trung giải ngân dự án trung dài hạn, đảm bảo bền vững môi trường… Trong thời
gian đầu thực hiện, các tổ chức có thể nới lỏng và yêu cầu quá trình tiến hành Dự án dần đảm bảo thực hiện các cam kết để có thể triển khai Dự án dễ dàng hơn đồng thời đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện.
4.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước nên có sự hỗ trợ cần thiết