Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại sở giao dịch III ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 91 - 92)

CHƢƠNG II : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khi thẩm định các dự án, các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm tới số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ điều hành cũng như cán bộ nghiệp vụ. Họ cho rằng năng lực thể chế cộng với đội ngũ cán bộ có năng lực là chìa khóa cho sự thành công của dự án. Tuy vậy trong sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thì những kiến thức về kinh tế hiện đại luôn phải được cập nhật và phát huy nó. Hoạt động quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA dưới mơ hình ngân hàng bán buôn là một hoạt động khá mới mẻ, chưa được biết đến rộng rãi, kiến thức áp dụng hoạt động này thì rất rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.

Vì vậy, phải nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ lãnh đạo, nhất thiết phải bổ sung đội ngũ cán bộ đủ về số lượng mạnh về chất lượng để đảm bảo triển khai nhanh chóng dự án và đáp ứng nhu cầu kiểm tra giám sát là yêu cầu lâu dài trong suốt vòng đời dự án. Để đạt được điều này phải xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo chuyên sâu, có định hướng để có được đội ngũ cán bộ có chất lượng, qua đó hỗ trợ cho các định chế tài chính tham gia và hỗ trợ người vay cuối

Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo chun sâu, có định hướng rõ ràng cụ thể để có được một đội ngũ cán bộ chất lượng cao, qua đó hỗ trợ cho các định chế tài chính tham gia hỗ trợ cho người vay cuối cùng. Trước mắt, khi chưa có một trung tâm đào tạo chính thức các nghiệp vụ về vốn ODA thì SGD III cần đẩy mạnh các cơng tác đào tạo dưới các hình thức như: mời giảng viên từ các học viện, trường đại học, các chuyên gia nước ngoài chuyên về nghiệp vụ ODA để tào tạo ra những cán bộ phân tích tài chính, chuyên gia về tài trợ dự án, chuyên gia về quan hệ đối ngoại, đào tạo giảng viên về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đào tạo này sẽ đem lại hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các dự án bán bn tín dụng, triển khai đào tạo nghiệp vụ cho các PFI để từ đó việc sử dụng vốn vay đem lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội.

Trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, SGD III cũng cần cử các cán bộ nghiệp vụ ra nước ngoài tham gia các chương tình đào tạo quản lý để thu thập, tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn các ngân hàng của các nước. Sở cũng nên xem xét đổi mới, cải tiến chế độ lương, thưởng cho nhân viên, tạo động lực thúc đẩy, phát triển khả năng sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại sở giao dịch III ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w