CHƢƠNG II : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ có vai trị quyết định trong các mối quan hệ với các nhà tài trợ.Việc phát triển và mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ sẽ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và khối lượng tài trợ từ các nhà tài trợ quốc tế. Chính phủ cần xúc tiến mạnh
mẽ các hoạt động ngoại giao với các nhà tài trợ quốc tế để tăng lượng vốn cam kết dành cho Việt Nam. Cần ủng hộ mạnh mẽ các chương trình vận động vốn cho các dự án tín dụng của ngành Ngân hàng, chỉ đạo các bộ ngành phối hợp chặt chẽ với NHNN và Ngân hàng cho vay trong việc chuẩn bị, xây dựng và triển khai các dự án tín dụng của ngành. Chính phủ cũng cần mở rộng định hướng việc quản lý và sử dụng vốn tài trợ cho các dự án trực tiếp sinh lời và cho vay theo cơ chế thương mại như các Dự án Tài chính nơng thơn. Việc này rất quan trọng vì nó đảm bảo khả năng trả nợ của đất nước về lâu dài.
Nguồn vốn tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế cũng là một nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay nợ viện trợ nước ngồi nhưng lại chưa có một cơ quan đầu mối quản lý thống nhất về nợ nước ngồi của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần sớm xem xét, nghiên cứu, xây dựng và thông qua “Pháp lệnh về vay nợ viện trợ nước ngoài” của Việt Nam cũng như hợp nhất các Nghị định có liên quan đến vay nợ viện trợ nước ngồi nói chung, ODA nói riêng. Pháp lệnh ra đời sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý quản lý và sử dụng nguồn vốn được tài trợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bên cạnh việc xây dựng pháp lệnh, cần thành lập một cơ quan đầu mối quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam nhằm hợp nhất vai trò quản lý hiện nay giữa các Bộ vào một đầu mối. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc kiện tồn và giám sát có hệ thống tồn bộ các hoạt động của các Ban QLDA và toàn bộ nguồn vốn ODA tại tất cả các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, Thành phố.