1.2 Khái quát chung về vốn kinh doanh của Tổng công ty xây dựng
1.2.3 Phân loại vốn kinh doanh trong Tổng công ty xây dựng
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và Vốn lưu động.
a) Vốn cố định.
Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản số định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp [22, trang 63].
Tài sản cố định là những tư liệu lao động đáp ứng hai tiêu chuẩn: thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và phải có giá trị ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính thì tài sản cố định có giá từ 10.000.000 đồng trở lên).
b) Vốn lưu động.
Để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp [22, trang 84].
Như vậy, TCTXD nào cũng cần có một số vốn thích hợp để đầu tư vào tài sản lưu động. Số tiền dành để đầu tư cho những tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Để quản lý vốn lưu động được tốt, người sử dụng vốn cần phân loại vốn lưu động. Dựa theo vai trò trong quá trình tái sản xuất,
vốn lưu động được chia thành ba loại, trong mỗi loại dựa theo công dụng lại được chia thành nhiều khoản cụ thể. Với TCTXD vốn lưu động được chia thành:
+ Vốn nguyên vật liệu chính: là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất. Khi tham gia vào sản xuất các loại vật tư này hợp thành thực thể chủ yếu của sản phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ là giá trị những vật tư dự trữ cho sản xuất có tác dụng giúp cho việc hình thành sản phẩm hoặc làm cho sản phẩm bền và đẹp hơn nhưng không hợp thành thực thể của sản phẩm.
+ Vốn nhiên liệu: Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ nhưng lượng tiêu hao tương đối lớn, lại khó bảo quản cho nên tách riêng thành một loại để dễ quản lý.
+ Vốn phụ tùng thay thế: Gồm những phụ tùng, linh kiện dự trữ để thay thế mỗi khi sửa chữa tài sản cố định.
+ Vốn bao bì đóng gói: Là giá trị những bao bì,vật liệu dùng để đóng gói trong q trình sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
+ Vốn công cụ lao động nhỏ: Là giá trị những loại cơng cụ có giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn.
+ Bán thành phẩm mua ngồi: Thực chất nó là ngun vật liệu chính của doanh nghiệp đó
- Vốn lưu động nằm trong q trình sản xuất: Bao gồm:
+ Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là giá trị những sản phẩm dở dang đang trong quá trình chế tạo hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp.
+ Vốn bán thành phẩm tự chế: Là giá trị những sản phẩm dở dang nhưng nó đã hồn thành ở một giai đoạn chế biến nhất định.
+ Vốn về chi phí chờ phân bổ: Là những chi phí chi trong kỳ nhưng chưa tính vào giá thành trong kỳ mà sẽ phân bổ dần vào giá thành các kỳ sau.
- Vốn lưu động nằm trong q trình lưu thơng, bao gồm:
+ Vốn thành phẩm: Là giá trị số sản phẩm đã nhập kho và một số cơng việc chọn lọc, đóng gói...
+ Vốn hàng hóa mua ngồi: Là giá trị những sản phẩm mua từ bên ngoài đem bán cùng với thành phẩm của doanh nghiệp.
+ Vốn hàng hóa xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ: Là giá trị số hàng hóa đã giao cho khách hàng nhưng phương thức thanh toán theo uỷ nhiệm thu.
+ Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gởi ngân hàng.
+ Vốn trong thanh toán là những khoản phải trả, tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoặc thanh toán nội bộ.