1.2 Khái quát chung về vốn kinh doanh của Tổng công ty xây dựng
1.2.4 Phân loại nguồn vốn trong trong Tổng công ty xây dựng
a) Phân loại theo nguồn hình thành vốn:
Theo nguồn hình thành, được phân chia thành nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài
sản của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau: Nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự, nguồn vốn liên doanh, liên kết; Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh gồm: Lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch do đánh giá lại tài sản, quỹ doanh nghiệp...
- Nguồn vốn nợ phải trả: Trong điều kiện kinh tế thị trường nguồn vốn
vay đóng một vai trị rất quan trọng trong doanh nghiệp gồm có: Tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại, Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các khoản nợ tạm thời khác gồm: nợ lương, nợ thuế, nợ nội bộ .v.v.
Dù được huy động theo phương thức nào thì các nguồn vốn đều có vai trị quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với các TCTXD, vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại đóng vai trị rất quan trọng. Nó đảm bảo an tồn cho hoạt động của doanh nghiệp, chứng minh khả năng bền vững về mặt
tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn mà TCTXD huy động được, chiếm tỷ lệ lớn do huy động từ bên ngoài, nguồn vốn này được sử dụng đầu tư vào tài sản lưu động, đây là khoản vốn được bổ sung để phục vụ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh khi mà vốn chủ sở hữu không đủ để cung cấp. Tuy theo điều kiện sản xuất kinh doanh mà TCTXD cần có những cách thức huy động và sử dụng tối ưu nguồn vốn này.
b) Phân loại theo thời gian huy động vốn:
- Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh
nghiệp được sử dụng thường xuyên lâu dài phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ, vay dài hạn. Nguồn vốn này được dùng để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng
trong thời gian ngắn (dưới 1 năm) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ của nhà cung cấp, nợ của công nhân viên…
Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp xem xét việc huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời vốn kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Dựa vào tính chất thường xuyên hay tạm thời của các nguồn vốn các doanh nghiệp có thế xây dựng các kế hoạch huy động để đáp ứng đủ nhu cầu vốn trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng vốn huy động được, tổ chức và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
c) Phân loại theo phạm vị nguồn hình thành:
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn được huy động từ nội
lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao TSCĐ, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ…Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một mặt nó phát huy tính chủ động trong việc sử dụng vốn, mặt khác nó làm gia tăng mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn này có quy mơ nhỏ địi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp
có thể huy động từ bên ngồi để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: vốn vay của ngân hàng, vốn chiếm dụng, vốn huy động từ thị trường vốn…Huy động vốn từ bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp có một cơ cấu vốn linh hoạt hơn. Hơn nữa nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao thì khơng phải chia phần lợi nhuận đó. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định là phải trả lãi suất, tiền vay đúng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ tạo ra gánh nặng nợ trong tương lai và doanh nghiệp có thể bị phá sản.
Việc phân loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo cách này giúp doanh nghiệp xác định được chi phí sử dụng vốn cũng như những ưu nhược điểm của từng loại vốn để từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch huy động vốn tối ưu, phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.