CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Những thành công đã đạt được và nguyên nhân
Thứ nhất, đối tƣợng tham gia BHXH ngày càng đƣợc mở rộng với tất cả mọi
ngƣời lao động làm công, ăn lƣơng, cán bộ phƣờng (xã). Quỹ BHXH đƣợc hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, đƣợc quản lý tập trung, thống nhất, độc lập với ngân sách Nhà nƣớc. Do mở rộng đối tƣợng tham gia nên ngƣời lao động trong mọi thành phần kinh tế tham gia ngày càng nhiều, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, góp phần quan trọng trong việc hình thành quỹ BHXH độc lập và ngày càng gia tăng.
Thứ hai, công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH và thu BHXH. BHXH
Hà Nội đã đƣợc thực hiện khá tốt, quản lý đến từng ngƣời tham gia BHXH thuộc đối tƣợng bắt buộc của các đơn vị theo các loại hình, các lĩnh vực hoạt động. Việc quản lý đối tƣợng tham gia tham gia BHXH đƣợc thực hiện bằng chƣơng trình cơng nghệ thông tin, theo dõi đƣợc sự thay đổi của từng ngƣời lao động, quá trình đóng nộp BHXH, tiến độ nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, theo đó, giải quyết kịp thời các quyền lợi cho ngƣời lao động.
Thứ ba, thực hiện tốt quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH và chi trả BHXH. Quản lý
đối tƣợng hƣởng BHXH đảm bảo chính xác, chi trả kịp thời lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH cho các đối tƣợng an toàn, đúng chế độ đến tận tay đối tƣợng đúng kỳ, đủ số lƣợng không gây phiền hà cho đối tƣợng. Từ khi thành lập cho đến nay, công tác chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH cho các đối tƣợng thụ hƣởng BHXH thƣờng xuyên đƣợc cải tiến phù hợp với đặc thù của từng huyện, thành phố, thị xã và điều kiện cụ thể từng thời kỳ. Do vậy, khơng cịn tình trạng chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH chậm nhƣ những năm trƣớc đây. Điều đó tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho đối tƣợng thụ hƣởng BHXH với việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý danh sách chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, công tác tổ chức quản lý đối tƣợng chi trả lƣơng
hƣu và trợ cấp BHXH trên địa bàn tồn Thành phố ln đáp ứng đƣợc yêu cầu, góp phần ổn định chính trị và an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính đã và đang đƣợc đẩy mạnh trong tồn bộ
hệ thống BHXH Hà Nội. BHXH Hà Nội là đơn vị đầu tiên đƣợc BHXH Việt Nam chọn làm đơn vị điểm của tồn quốc, triển khai cải cách hành chính theo mơ hình một cửa tại văn phịng BHXH Thành phố và của 30 quận, huyện, thị xã. Qua thực hiện cải cách hành chính trong quản lý tài chính BHXH, quyền lợi của ngƣời tham gia và hƣởng các chế độ BHXH đƣợc bảo đảm tốt hơn. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm, tính chất, phƣơng thức hoạt động của đối tƣợng quản lý là các đơn vị sử dụng lao động, các đối tƣợng tham gia BHXH và ngƣời đƣợc hƣởng các chế độ BHXH, BHXH Hà Nội đã tiến hành rà sốt lại hệ thống tồn bộ các văn bản đã ban hành về lĩnh vực BHXH để làm cơ sở thực hiện cơng khai hố thủ tục, hồ sơ, quy trình thực hiện và trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ về BHXH, làm cơ sở thực hiện thống nhất và cơng khai trong tồn Thành phố đối với tất cả đơn vị sử dụng lao động, ngƣời tham gia BHXH và cơ quan BHXH.
Thứ năm, xây dựng đƣợc cơ chế chi trả các chế độ BHXH, quy định cụ thể
lịch chi trả tiền lƣơng và trợ cấp BHXH cho đối tƣợng thụ hƣởng ở từng địa điểm để đối tƣợng có thể chủ động nhận lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH thuận tiện.
Thứ sáu, đã hình thành đƣợc hệ thống đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý tài
chính BHXH có chất lƣợng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành.
Thứ bảy, đã hình thành đƣợc hệ thống tổ chức bộ máy và quy chế chi tiêu nội
bộ đặc thù, phù hợp với nhu cầu và xu hƣớng phát triển của ngành BHXH trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc đang phát triển.
Thứ tám, về chi phí cho hoạt động thƣờng xuyên của bộ máy quản lý, toàn
ngành đã tiết kiệm các các khoản chi nghiệp vụ, tăng thu nhập cho cán bộ trong ngành gấp hai lần so với chế độ tiền lƣơng hiện hành của Nhà nƣớc quy định.
Thứ chín, đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất tƣơng đối đầy đủ, đáp ứng
ngành. Đến nay, trụ sở của BHXH Thành phố và 30 huyện, thị xã đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu làm việc. Một số trụ sở huyện đã đƣợc cải tạo nâng cấp. Hệ thống công nghệ thông tin đã đƣợc triển khai thực hiện, BHXH Hà Nội là một trong những địa phƣơng đi đầu trong việc triển khai áp dụng chƣơng trình cơng nghệ thơng tin và đã phát huy đƣợc tác dụng lớn trong hoạt động nghiệp vụ của toàn ngành, hiện nay toàn Thành phố đang tiếp tục triển khai hiện đại hoá lĩnh vực này.
Trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án BHXH Hà Nội đã đảm bảo đầy đủ mọi thủ tục, hồ sơ, chấp hành đúng mọi quy trình, quy phạm. Quản lý chặt chẽ, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán đảm bảo đúng quy định.
Thành công của quản lý tài chính của BHXH Hà Nội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Do sự đổi mới cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về BHXH, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và nguyện vọng của ngƣời lao động. BHXH Hà Nội luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BHXH Việt Nam, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là Chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị về cơng tác BHXH và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 18/6/1997 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ về tăng cƣờng thực hiện các chế độ BHXH. Mặt khác có sự chỉ đạo, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở Thành phố, nhất là các cơ quan thơng tấn báo, chí, phát thanh, truyền hình trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH, giáo dục về quyền lợi trách nhiệm của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động đối với việc tham gia BHXH. Một điều quan trọng là có sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự hỗ trợ, phối kết hợp của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phƣơng trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH và kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các đơn vị sử dụng lao động. Chủ sử dụng lao động đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, trong việc tham gia BHXH cho ngƣời lao động, coi đây là yếu tố gắn kết ngƣời lao động với đơn vị của mình và là động lực để phát triển sản xuất - kinh doanh. Ngƣời lao động ngày càng nhận thức rõ về trách nhiệm của mình và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH để đảm bảo chính quyền lợi của mình.
Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác thu, BHXH Hà Nội còn tổ chức thực hiện tốt chế độ BHXH và các mặt nghiệp vụ để hỗ trợ cho công tác thu, tạo niềm tin cho ngƣời lao động. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH cấp sổ BHXH, cơng tác thông tin tuyên truyền, công tác kiểm tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu tố đƣợc thực hiện tốt. Công tác tổ chức cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, công tác thi đua, khen thƣởng là những hoạt động có tác động quan trọng tạo nên thành cơng của quản lý tài chính BHXH ở Hà Nội trong thời gian qua.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Một là, về quản lý thu BHXH, tính đến tháng 5/2017 trên địa bàn Hà Nội có
56.000 đơn vị tham gia BHXH trong đó 48.000 doanh nghiệp với 1,4 triệu lao động nhƣng đã có 23.955 doanh nghiệp nợ thuế với với số tiền lên đến 3.760 tỷ đồng chiếm 11% số phải thu. Với số liệu trên cho thấy tình trạng chậm, nợ đọng BHXH là tồn tại lớn nhất trong công tác quản lý thu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có tiền để nộp BHXH. Một số doanh nghiệp cố tình khơng nộp và nộp chậm. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp khai giảm lao động và quỹ tiền lƣơng, một số doanh nghiệp đã lách luật bằng cách ký hợp đồng với ngƣời lao động dƣới 3 tháng. Mặt khác, đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, theo quy định của pháp luật, các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Cơ quan BHXH rất thụ động trông chờ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự giác đăng ký BHXH cho ngƣời lao động, trong khi, trên thực tế, ý thức tự giác của nhiều doanh nghiệp về vấn đề này chƣa tốt. Điều đó dẫn đến tình trạng, cơ quan BHXH khơng nắm hết đƣợc các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, còn nhiều đối tƣợng thuộc diện này bị bỏ sót, quyền lợi của ngƣời lao động không đƣợc bảo đảm. Cho đến nay, cơ quan BHXH chƣa tổ chức điều tra đƣợc toàn diện về đối tƣợng tham gia BHXH thuộc khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh, nên khơng nắm đƣợc tình hình cụ thể về tiềm năng tham gia BHXH của ngƣời lao động ở khu vực này. Hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khu vực kinh tế ngồi nhà nƣớc cịn nhiều lỏng lẻo, thậm chí bng lỏng; tình trạng doanh nghiệp có
đăng ký thành lập, nhƣng hoạt động nhƣ thế nào, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên thiếu quan tâm sâu sát, bỏ mặc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, trả cơng và thậm chí bóc lột ngƣời lao động. Tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho ngƣời lao động; nợ nần dây dƣa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nƣớc rồi dừng đóng; có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn...một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...khơng cịn chủ sở hữu, để lại số nợ BHXH, đẩy ngƣời lao động lâm vào tình thế hết sức khó khăn.
Hai là, về cơng tác giải quyết các chế độ, chính sách chi BHXH, vẫn cịn để
tồn tại tình trạng làm hồ sơ giả ốm đau, thai sản, khai khống thời gian nghỉ ốm để hƣởng các chế độ BHXH. Một số cơ sở y tế đã không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho ngƣời bệnh, chứng nhận khống cho ngƣời lao động để làm hồ sơ hƣởng các chế độ BHXH. Hiện tƣợng trên xảy ra nhiều ở các đơn vị làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm cho ngƣời lao động. Những ngày nghỉ, không có việc làm công nhân đồng loạt đi khám xin nghỉ ốm để hƣởng chế độ BHXH. Đơn vị sử dụng lao động đã dùng hình thức này để lấy tiền của quỹ BHXH làm thu nhập, thậm chí lấy tiền này để đóng nộp BHXH.
Ba là, công tác quản lý tiền mặt chƣa thực sự đảm bảo an tồn tuyệt đối, cịn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ khơng an tồn trong q trình vận chuyển tiền mặt. Hiện nay, tại Hà Nội vẫn còn một số đại diện chi trả ở phƣờng, xã để mất tiền trong quá trình vận chuyển nhƣ ở Mỹ Đức, Quốc Oai. Mặc dù số tiền đó đã thu hồi đƣợc hoặc đại diện phải bồi hoàn, nhƣng đây là một vấn đề cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới.
Bốn là, việc quản lý đối tƣợng nhận lƣơng và trợ cấp BHXH chƣa chặt chẽ. Một
số trƣờng hợp, hết tuổi hƣởng chế độ vẫn đƣợc kéo dài thời gian hƣởng trợ cấp. Có những trƣờng hợp danh sách chi trả vẫn đang đƣợc thực hiện, trong khi trên thực tế, đối tƣợng đã chết. Sự phối hợp của chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự hiệu quả trong khâu quản lý đối tƣợng. Do vậy, ở BHXH các huyện, thị xã, thành phố vẫn cịn tình trạng đại lý chậm báo cắt giảm đối tƣợng hƣởng BHXH chết, cơ quan
quản lý phải thu hồi chế độ. Có những trƣờng hợp giấy chứng tử khi làm hồ sơ hƣởng tuất không đúng với thời gian đối tƣợng từ trần. Chế độ thăm viếng đối tƣợng từ trần thực hiện chƣa đạt yêu cầu mà ngành đề ra, do đó chƣa hỗ trợ đƣợc cho công tác quản lý chi trả trợ cấp BHXH.
Năm là, việc ký nhận lĩnh thay lƣơng hƣu và trợ cấp vẫn còn tồn tại ở BHXH
các huyện, thị xã, thành phố. Có những trƣờng hợp, trên danh sách chi trả, cứ mỗi tháng mỗi ngƣời nhận ký khác nhau nhƣng BHXH các huyện vẫn chấp nhận.
Sáu là, việc thu tiền của đối tƣợng chƣa nhận lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH
trong tháng để nhập quỹ, không kịp thời. BHXH các huyện, thị xã, thành phố không lập phiếu thu tiền sau khi kết thúc ngày chi trả trực tiếp của cán bộ chi trả mà chỉ mới làm thủ tục gửi tạm tiền vào quỹ. Vì vậy, việc quản lý tiền mặt chƣa đảm bảo quy định về nguyên tắc tài chính.
Bảy là, trong chi hoạt động bộ máy quản lý, một số mục chi cơng tác phí, hội
nghị, chi tiếp khách, điện thoại, xăng xe còn chiếm tỷ trọng lớn. Chứng từ, sổ sách kế toán ở một số đơn vị, nhất là BHXH quận, huyện thị xã còn sai sót, chƣa thực hiện đúng quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng hoá đơn đỏ sai quy định, thiết lập hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp đồng kinh tế không đúng quy định, tập hợp chứng từ thanh toán chƣa kịp thời,...vẫn còn tồn tại.
Tám là, quản lý sử dụng tài sản cơng cịn chƣa thật hiệu quả, chƣa sử dụng hết
công suất. Các thiết bị máy móc, máy vi tính chƣa đƣợc sử dụng hết chức năng. Tình trạng sử dụng ơ tô vào việc riêng của cá nhân vẫn chƣa đƣợc khắc phục.
Chín là, cơng tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng còn những hạn chế
nhất định. Ban quản lý dự án chƣa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nên còn nhiều lúng túng trong việc triền khai thực hiện công tác đầu tƣ. Trụ sở BHXH cấp quận, huyện triển khai theo thiết kế mẫu nên một số hạng mục chƣa thật phù hợp với từng địa phƣơng về kiến trúc, cơng năng. Khâu quyết tốn, thẩm định cịn chậm, nhiều cơng trình đƣa vào sử dụng nhiều năm mà vẫn chƣa quyết toán đƣợc.
Mười là, việc ứng dụng công nghệ thông tin chƣa đáp ứng yêu cầu của cơng
hƣớng dẫn thực hiện chế độ chính sách BHXH các bộ, ngành có liên quan đến quản lý tài chính cịn chậm và còn nhiều điểm bất hợp lý.
Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giải thích về chính sách BHXH cịn
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Biện pháp và hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến còn chƣa phù hợp, hiệu quả còn thấp. Mặt khác, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan tổ chức trong quá trình thực hiện chế độ BHXH đối với chủ sử dụng lao động và ngƣời tham gia BHXH chƣa thƣờng xuyên. Mức độ xử phạt còn nhẹ và chƣa kiên quyết khi phát hiện đƣợc những hành vi, vi phạm.
Thứ hai, các đơn vị trong hệ thống BHXH khơng đƣợc giao nhiệm vụ thanh
tra, kiểm sốt và quyết định xử phạt đối với các hiện tƣợng chậm nộp, trốn tránh nộp BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. Trách nhiệm đó lại giao cho thanh tra lao