Chất khử trùng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu sinh học, sinh thái và nhân giống rong bắp sú (kappaphycus striatus) (f schmitz) doty ex p c silva, 1996 (Trang 32 - 34)

1.2. Nhân giống invitro rong biển

1.2.2.2. Chất khử trùng

Khử trùng mẫu thường trải qua hai bước. Đầu tiên cần loại bỏ tảo và VSV bám trên bề mặt bằng cách rửa với nước biển đã khử trùng với bàn chải mềm, lược mỏng hoặc dao cạo [64]. Sau đó, mẫu được khử trùng với chất khử trùng chính như cồn, Ca(OCl)2, NaOCl, H2O2, Betadine hoặc kháng sinh.

Kháng sinh sử dụng trong khử trùng mẫu cấy là hỗn hợp nhiều kháng sinh có khả năng tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn, nấm kí sinh sâu bên trong thân rong, loại và nồng độ kháng sinh lần đầu tiên được báo cáo bởi Saga và cộng sự [65], Bradley và cộng sự [66]. Thời gian khử trùng và nồng độ các chất khử trùng cũng khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của mẫu [48, 63, 67]. Nhiều nghiên cứu đã tiến

hành và chỉ ra rằng khi sử dụng hỗn hợp kháng sinh như: Antimycotic, penicillin G, streptomycin sulfate, amphotericin B, kanamycin, neomycin (sulphate) và nystatin cho kết quả khử trùng tốt trên rong Sụn [48, 52, 63]. Tuy nhiên, thời gian khử trùng dài từ 2 ngày đến 7 ngày, thậm chí 2 tuần. Khi đạt được mẫu vơ trùng thì những mẫu này sẽ được chuyển sang môi trường mới để cảm ứng mô sẹo [48, 52, 65, 68]. Mặc dù kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong nhân giống in vitro rong biển cho hiệu quả sạch VSV cao nhưng có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ở thực vật, đồng thời thời gian khử trùng kéo dài. Các chất khử trùng khác có thời gian khử trùng ngắn, nhưng đều là chất độc hại đối với cơ thể con người. Sử dụng kháng sinh trong mơi trường ni cấy có thể ảnh hưởng tới người thí nghiệm và mơi trường. Dư lượng kháng sinh trong rong có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Ngoài kháng sinh, một số chất khử trùng khác cũng được sử dụng cho hiệu quả tốt trên đối tượng rong biển như: Nước Javel 0,05%, chất tẩy rửa Triton X-100 hữu cơ (Sigma) 2% trong 5 giây [52], 3 mg.L-1 Iodine và 15% ethanol trong thời gian 30 phút [63]. Có thể sử dụng các chất khử trùng này độc lập hoặc sử dụng sau khi xử lí với kháng sinh [52].

Những năm gần đây, việc sử dụng Nano bạc để làm chất khử trùng cũng được các tác giả quan tâm. Nano bạc là chất kháng khuẩn tốt, tiêu diệt các loài vi khuẩn, vi rút và bào tử nấm nhưng không độc hại đối với cơ thể con người. Nano bạc có thể thẩm thấu nhanh vào sâu bên trong nhánh rong cùng cơ chế diệt khuẩn của nó là phá hủy chức năng hô hấp của tế bào VSV, phá hủy chức năng của thành tế bào hay liên kết với DNA và ức chế khả năng sao chép của VSV [69]; với kích thước siêu nhỏ của các hạt nano giúp chúng tăng khả năng tiếp xúc bề mặt, dễ dàng xâm nhập và tác động sâu bên trong tế bào [70, 71] và có khả năng tiêu diệt những VSV kí sinh sâu bên trong thân rong hiệu quả. Vì vậy, nano bạc được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, mỹ phẩm và dược phẩm… Trong nuôi cấy mô, Nano bạc cũng được nhiều tác giả sử dụng để khử trùng mẫu trên đối tượng thực vật bậc cao. Trong đó, đi đầu là nhóm nghiên cứu của Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thành công trong việc sử dụng nano bạc làm tác nhân khử trùng mẫu cấy cây African violet [72], cây Chanh dây [73], cây Salem [74] và cây sâm Ngọc Linh [75]… Thêm vào đó, nano bạc khơng chỉ có tính kháng khuẩn tốt mà cịn là chất khử trùng an tồn cho sức khỏe

con người. Nano bạc không gây độc hại đối với tế bào của động vật máu nóng. Bởi vì màng tế bào của chúng được bảo vệ bởi một lớp lipoprotein kép nhiều liên kết đơi nên các ion được giải phóng ra từ các hạt nano bạc dễ dàng bị vơ hiệu hóa [76]. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng nano bạc như là một chất khử trùng thay thế các chất khử trùng truyền thống khác là hướng nghiên cứu mới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu sinh học, sinh thái và nhân giống rong bắp sú (kappaphycus striatus) (f schmitz) doty ex p c silva, 1996 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)