1.2. Nhân giống invitro rong biển
1.2.2.3. Môi trường dinh dưỡng
Môi trường dinh dưỡng trong nuôi cấy in vitro rong biển phải cung cấp đầy đủ các ion khoáng cần thiết, nguồn chất hữu cơ bổ sung như axit amin và vitamin, nguồn carbon cố định và một số thành phần khác cho sự sống. Hiện nay, có rất nhiều môi trường được sử dụng như: Môi trường làm giàu nước biển Provasoli (PES) [77], môi trường Suto (MPI) [78], môi trường Murashige và Skoog (MS) [79], môi trường ASP 12-NTA tổng hợp (ASP12-NTA) [80], môi trường làm giàu nước biển Erdshcribers (ESS/2) [54] và môi trường 50% dung dịch Von Stosch (VS 50) [52]. Trong đó, mơi trường PES được đánh giá là phù hợp với nhiều loài rong đặc biệt là rong
Kappaphycus [48, 63].
Môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng đến thời gian cảm ứng mô sẹo. Đối với rong Sụn, mô sẹo cảm ứng sau 4 ngày đến 14 ngày nuôi cấy trên môi trường PES [48, 81], 14 –15 ngày ở môi trường 50% dung dịch Guillard và Ryther (F/2 50) [49, 50], 28 ngày ở môi trường Conwy (CW) [49, 81] và 29 – 35 ngày ở môi trường ESS/2 + E3. Bên cạnh đó, mơi trường dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đối với tỉ lệ cảm ứng mô sẹo. Mẫu rong Sụn ni ở mơi trường PES có tỉ lệ cảm ứng mơ sẹo là 80 – 100% [48], tỉ lệ này là 90% ở môi trường F/2 50 [50]. Môi trường VS 50, F/2 50 và ASP 12 có tỉ lệ cảm ứng mơ sẹo rong Sụn 40 – 100% [50]. Việc bổ sung đường carbon như glycerol, manose, glucose và galactose cũng nâng cao sự phát triển của mơ sẹo [82]. Tuy nhiên, glycerol kìm hãm sự phát sinh chồi trực tiếp ở rong Sụn [50].
Môi trường bổ sung dịch chiết rong nâu Ascophyllum (AMPEP) kích thích sự nảy chồi trực tiếp [83]. Rong Sụn có tỉ lệ phát sinh chồi trực tiếp (98 – 100%) sau 9 – 15 ngày nuôi cấy và sau 45 ngày ni cấy nhánh rong đạt kích thước (6,4 – 7,0 mm) [84]. Do đó, việc tìm ra mơi trường dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của từng loài rong rất quan trọng trong quy trình nhân giống in vitro.