1.5.2 .Bệnh viện Phụ sản thành phố Hải Phòng
2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Phục hồi chức năngtỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế, sự quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế là bệnh viện hạng III, đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế. Đây là bệnh viện chuyên khoa, thực hiện cung cấp dịch vụ y tế Phục hồi chức năng cho người dân trên địa bàn của tỉnh.
- Quá trình lịch sử bệnh viện
+ Quyết định số 1328/QĐ-UB ngày 22/6/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đổi tên và thành lập một số đơn vị thuộc Sở Y tế, trong đó bao gồm thành lập bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế (trên cơ sở nâng cấp Nhà Điều dưỡng).
+ Quyết định số 1989/QĐ-UB ngày 15/7/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc sáp nhập Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vào bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.
+ Quyết định số 2375/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đổi tên bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng thành bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Địa chỉ
+ Cơ sở 1: 93 Đặng Huy Trứ, phường Phước Vĩnh, TP Huế. (234 Chi Lăng, Phú Hiệp, TP Huế)
+ Cơ sở 2: 30 Tô Hiến Thành, phường Phú Cát, TP Huế.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ở Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức
Lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc có trình độ bác sỹ chun khoa II, 02 phó giám đốc có trình độ thạc sỹ. Việc bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, bổ nhiệm Phó Giám đốc do Giám đốc Sở Y tế quyết định. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện theo quy định của pháp luật. Các khoa, phòng thực hiện chức năng chuyên môn phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng.
- Phòng chức năng: Gồm 05 phòng.
+ Phòng Tổ chức cán bộ: 3 người + Phòng Kế hoạch tổng hợp: 3 người
+ Phịng Tài chính kế toán: 4 người (kế toán trưởng phụ trách chung, kế tốn viện phí, kế tốn tài sản và thủ quỹ)
+ Phịng Hành chính - Vật tư thiết bị Y tế: 4 người + Phòng Điều dưỡng: 5 người
- Các khoa chuyên môn: Gồm 07 khoa: Khoa Khám bệnh đa khoa-Cấp
cứu; Khoa Phục hồi chức năng Người lớn; Khoa Phục hồi chức năng Nhi; Khoa Y học cổ truyền; Khoa An dưỡng - Dinh dưỡng; Khoa Cận lâm sàng; Khoa Dược.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Phòng Tổ chức của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế) Tổng số cán bộ viên chức hiện nay là 65 người với quy mô là bệnh viện tuyến tỉnh với nguồn nhân lực cịn khá khiêm tốn, trong tương lai cần có kế hoạch tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.
2.1.2.2. Cở sở vật chất của bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế
Tình hình trang bị tài sản cố định của bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế được phản ánh trong bảng 2.1 với tổng giá trị tài sản 3.264.394 tỷ đồng. Riêng khoa Phục hồi chức năng người lớn có tổng giá trị tài sản lớn nhất với tổng giá trị máy móc, trang thiết bị đầu tư lên tới 1.559.633 tỷ đồng chiếm 47,78% so với tổng giá trị tài sản cả Bệnh viện.
Bảng 2.1.Tình hình máy móc, thiết bị của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Máy móc, trang thiết bị Số lượng
(cái) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Phòng Kế hoạch tổng hợp 21 312.230 9,56 Khoa Cận lâm sàng 12 150.200 4,6 Phòng HC-VT TB y tế 35 542.100 16,61 Khoa KC-CC 12 189.000 5,79 Phịng Tài chính kế tốn 8 65.000 1,99 Khoa Y học cổ truyền 17 228.231 6,99 Khoa PHCN người lớn 22 1.559.633 47,78 Kho PHCN Nhi 20 218.000 6,68 Tổng cộng 147 3.264.394 100
(Nguồn: Phịng Hành chính - Vật tư thiết bị Y tế Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế)
Qua thống kê ở bảng 2.1 kết hợp với kiểm kê tài sản hàng năm cho thấy hầu hết các trang thiết bị của bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế được đưa vào sử dụng từ năm 2006. Vì vậy đa số các máy móc đã lạc hậu và xuống cấp. Trong những năm gần đây đã mua thêm một vài trang thiết bị mới nhưng vẫn chưa đủ khả năng để phát hiện ra những ca bệnh phức tạp.
2.1.2.3. Nhiệm vụ củabệnh viện Phục hồi chức năngtỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật. Bệnh viện còn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Bệnh viện Tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo các hình thức nội trú, ngoại trú, Phục hồi chức năng ban ngày và tổ chức an dưỡng
- Đào tạo nhân lực - Nghiên cứu khoa học
- Chỉ đạo tuyến về Phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Phịng bệnh
- Truyền thơng giáo dục sức khỏe
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh
- Thực hiện quy chế Dược bệnh viện theo quy định hiện hành - Quản lý kinh tế
- Hợp tác quốc tế
- Sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thanh tra, kiểm tra
- Khen thưởng và xử lý vi phạm
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở Y tế
2.1.2.4. Thực trạng tình hình khám, phịng chữa bệnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện chuyên môn giai đoạn năm 2015-2017 Chỉ số hoạt động Năm 2015 Năm2016 Năm 2017
Tổng số lần khám nội viện 137.985 162.335 194.802
Tổng số lần khám ngoại viện 21.521 25.319 30.383
Tổng số lượt điều trị ngoại trú 51.781 60.919 73.103
Tổng số lượt điều trị nội trú 12.971 15.260 18.312
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh)
Qua thống kê cho thấy về cơ bản Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hồn thành mục tiêu đề ra, cơng tác khám, phịng chữa bệnh đã tăng lên đáng kể song chưa phản ánh hết được chất lượng khám phòng chữa bệnh. Đơn vị cần có khảo sát thị trường, lấy ý kiến của người dân để theo dõi chất lượng khám và phịng chữa bệnh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp nâng cao chất lượng chuyên môn thõa mãn nhu cầu của người dân.
2.2. Thực trạng cơng tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Đặc điểm cơng tác quản lý tài chính của bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế
- Bệnh viện là đơn vị dự tốn cấp 3, vì vậy cơng tác quản lý tài chính của bệnh viện tuân thủ các quy định của một đơn vị dự tốn cấp 3. Điều này địi hỏi các quy trình quản lý tài chính, hạch tốn kế tốn, quyết toán phải tuân thủ quy tắc của một đơn vị dự tốn cấp 3.
- Bệnh viện có chun mơn đặc thù. Tính khẩn cấp của người bệnh chưa thực sự được người bệnh chú trọng đúng mức. Vì thế, nhu cầu cần chửa trị thực tế của người bệnh chưa thực sự được gắn kết với khả năng cung ứng dịch vụ mà bệnh viện cung cấp. Điều này làm hạn chế nhất định nguồn bệnh của bệnh viện trong khi nhu cầu thực tế là rất cao.
- Tính chất điều trị gắn liền với các chuyên môn khác và thường thời gian điều trị lâu dài. Do tính đặc thù này mà sựu liên kết trong điều trị giữa bệnh viện với các bệnh viện khác là rất cần thiết.
2.2.2. Cơng tác lập dự tốn thu - chi
Cơng tác lập dự tốn thu - chi được tiến hành khá chặt chẽ theo đúng quy định của nhà nước. Hàng năm các dự toán thu chi đều được lập một cách chi tiết dựa trên tình hình thực tế về nguồn thu năm trước, mức chi năm trước và dự định đầu tư trong năm. Các dự toán thu - chi đều được trình sở Y tế phên duyệt. Nhìn chung chất lượng cơng tác lập dự tốn khá tốt vì mức độ chênh lạch của dự toán với mức thu chi thực tế khơng nhiều. Cơ bản cơ sở lập dự tốn khá vững chắc, có dự báo, có tính tốn các hoạt động một cách cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng dự tốn thu cịn nhiều biến động do chưa dự báo được nguồn bệnh nhân, số lượng bệnh nhân một cách chính xác.
2.2.3.Cơng tác khai thác các nguồn tài chính
2.2.3.1. Các nguồn tài chính phục vụ hoạt động của Bệnh viện
Các nguồn tài chính phục vụ hoạt động của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế được lấy từ những khoản thu: từ kinh phí NSNN cấp cho từng năm, từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị như thu lệ phí, khám bệnh, tiêm vaccine, cung ứng dịch vụ…Dưới đây là bảng thể hiện các nguồn thu của Bệnh viện qua ba năm 2015 đến 2017
Bảng 2.3.Tình hình nguồn tài chính của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 đến 2017
Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ Tỷ trọng (%) 1.Nguồn NSNN 5.122 84,78 5.685 85,81 6.168 86,04
2.Các nguồn thu sự nghiệp 500 8,26 585 8,83 662 9,23
a.Thu phí lệ phí khám bệnh 360 405 456
b.Thu dịch vụ 140 180 206
3.Thu từ các CTQG 420 6,96 355 5,36 339 4,73
Tổng 6.042 100 6.625 100 7.169 100
(Nguồn: Phịng Hành chính - Vật tư thiết bị Y tế )
Qua bảng 2.3 ta có thể thấy trong 3 năm tổng nguồn thu có sự tăng lên rõ rệt năm 2015 là 6.042 triệu đồng, năm 2016 là 6.625 triệu đồng và năm 2017 là 7.169 triệu đồng. Nguồn thu chủ yếu của đơn vị y tế là Ngân sách Nhà nước còn các nguồn thu khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều. Nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước tăng lên từng năm cụ thể là năm 2015 chiếm 84,78%, sang năm 2016 chiếm 85,81% tăng 1,03% so với năm 2015 nhưng không đáng kể. Sang năm 2017 chiếm 86,04% tăng 1,26% so với năm 2015.
Các nguồn thu từ sự nghiệp cũng tăng theo từng năm duy chỉ có nguồn thu từ các chương trình quốc gia là giảm xuống. Nguyên nhân là do các dự án của các chương trình quốc gia này chuẩn bị kết thúc nên nguồn thu hàng năm sẽ giảm dần.
Qua đó có thể khẳng định nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu cuả đơn vị cịn nguồn kinh phí từ các khoản thu khác của đơn vị là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho hoạt động và nâng cao chất lượng khám bệnh của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.3.2. Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp
Hiện nay việc lâp kế hoạch và phân bổ NSNN cho y tế đang thực hiện theo luật Ngân sách Nhà nước thể hiện rõ tính phân cấp. Ngân sách y tế cho địa phương được phân bổ căn cứ theo dân số và có điều chỉnh theo vùng miền theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Về đến các địa phương, các định mức phân bổ cụ thể, như phân bổ cho phòng bệnh, điều trị, phân bổ cho từng loại hình bệnh viện, từng đơn vị y tế, do UBND cấp tỉnh căn cứ vào định mức phân bổ do Chính phủ quy định, khả năng tài chính và điều kiện của địa phương để trình HĐND tỉnh quyết định.
Trên thực tế, phần lớn các tỉnh vẫn dựa vào phương pháp phân bổ cũ là theo giường bệnh đối với cơ sở điều trị và theo số cán bộ y tế và dân số đối với các cơ sở y tế. Như vậy, việc cấp Ngân sách Nhà nước cho các cơ sở y tế chủ yếu vẫn dựa theo các chỉ tiêu mang tính kế hoạch, hành chính mà chưa tính đến chất lượng dịch vụ cung cấp và kết quả đầu ra. Việc phân bổ và cấp phát NSNN cho mỗi đơn vị cũng được sửa đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để đạt mục tiêu của ngành cũng như phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Qua việc phân tích về cơ cấu các nguồn kinh phí được cấp cho Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng ta thấy được tổng quan và cơ cấu của từng nguồn thu, để rõ hơn từng nguồn một chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu về từng nguồn một để hiểu rõ hơn về mục đích, nội dung mà các khoản thu này hướng đến. Nguồn đầu tiên mà chúng ta nghiên cứu là nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua, thu ngân sách cũng tăng mạnh. Do đó Nhà nước cũng tăng chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội của đất nước. Nguồn kinh phí này được cấp cho từng đơn vị một và được quy định để phục vụ và phân bổ chi tiết cho những nội dung cố định của đơn vị được sử dụng Ngân sách Nhà nước. Cũng nằm trong các đơn vị được sử dụng Ngân sách Nhà nước, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng cho những hoạt động sau: Hoạt động chung của đơn vị, công tác đào tạo cán bộ; đặc biệt nguồn này có vai trị quan trọng đối với hoạt động phòng chữa bệnh mà các nguồn khác không thể thay thế. Cụ thể tình hình phân bổ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh việntừ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.4. Tình hình phân bổ nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến 2017
Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Hoạt độngchung 3.897 76,08 3.933 69,18 4.427 68,45 Công tác ĐTCB 144 2,8 164 2,88 208 3,22 Khám chữa bệnh 556 10,86 921 15,81 1119 17,29 Kinh phí XD, mua sắm thiết bị 525 10,26 667 12,13 714 11,04
Tổng 5.122 100 5.685 100 6.468 100
(Nguồn: Phịng Hành chính - Vật tư thiết bị Y tế)
Biểu đồ 2.1: Tình hình phân bổ nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến 2017
(Nguồn: Phịng Hành chính - Vật tư thiết bị Y tế Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế)
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 ta thấy kinh phí từ Ngân sách Nhà nước được cấp